Đánh giá dựa trên các yếu tố định lượng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010.pdf (Trang 85 - 89)

5. Đánh giá hiệu quả tác động của CSKTKT của chínhphủ Việt Nam trong

5.2.Đánh giá dựa trên các yếu tố định lượng

Phương pháp định lượng cho phép nhóm nghiên cứu phân tích được tác động của CSTK và CSTT một cách độc lập.

Về CSTK, kết quả về số nhân chi tiêu theo mô h nh quý và tháng đều cho thấy số nhân chi tiêu năm 2008 và 2009 cao hơn so với năm 2007. Từ đó, có thể kết luận gói kích cầu của chính phủ đã có tác động mạnh trong việc vực dậy tốc độ tăng trưởng kinh tế so với năm trước đó. Đây là dấu hiệu cho thấy gói kích cầu của chính

Tháng 7 năm 2010

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

Tháng 7 năm 2010

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

Tuy nhiên, kết quả của mô hình cũng chỉ ra rằng vấn đề hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam đang ngày một suy giảm.

Chỉ báo đầu tiên cho hiện tượng này chính là việc số nhân chi tiêu chính phủ tính ra theo tháng cao hơn theo quý. Điều này trái ngược hoàn toàn với những g Leightner t m thấy trong nghiên cứu sử dụng số liệu của Hoa K . Nó phần nào cho thấy dù khi chi tiêu chính phủ được bơm vào nền kinh tế sẽ có tác động tích cực đến GDP nhưng có những lúc, hiệu ứng khuếch đại theo thời gian của nó lại có tác dụng tiêu cực đến nền kinh tế. Điều này cũng phù hợp với việc dCPI/d%G theo quý lớn hơn rất nhiều so với theo tháng (khoảng 25-30 lần), nghĩa là tác động của việc tăng chi tiêu chính phủ đến lạm phát khuếch đại rất mạnh theo thời gian. Tuy nhiên, để rút ra một kết luận chính xác rằng sự khuếch đại của chi tiêu chính phủ đến GDP có ảnh hưởng tiêu cực đến GDP hay không (có thể do sau một thời gian vốn ngân sách được bơm vào nền kinh tế, hiệu ứng xua đuổi dần trở nên mạnh hơn hiệu ứng số nhân) th cần những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.

Một hiện tượng rất đáng lư ý nữa là số nhân chi tiêu chính phủ có xu hướng giảm dần theo thời gian kể từ năm 1999 cho đến nay, tức là kể từ khi chính phủ bắt đầu nới lỏng CSTK và CSTT để kích thích tăng trưởng kinh tế. Như vây, hiệu quả cận biên của đầu tư từ ngân sách nhà nước đang giảm dần. Điều này cũng hợp lí khi mà hệ số ICOR của Việt Nam vẫn tăng dần theo thời gian. Trong năm 2008- 2009, đồ thị về số nhân chi tiêu, đặc biệt là kết quả tính theo tháng, cho thấy một đợt tăng nhẹ bất thường vào năm 2008. V giới hạn về thời gian, nên nhóm nghiên cứu không thể tiếp tục tính toán số nhân chi tiêu cho các năm sau đó để nhận định xem đợt tăng của năm 2008 có phải là một dấu hiệu đảo chiều cho xu hướng của số nhân chi tiêu hay không. Trên thực tế, một số chuyên gia cho rằng khủng hoảng là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh tái cấu trúc lại nền kinh tế và mô h nh tăng trưởng. Nếu như thực hiện tốt nhiệm vụ này, rất có thể xu hướng này sẽ đảo chiều.

Về chính sách tiền tệ, kết quả cũng cho thấy CSTT vào giai đoạn 2008- 2009 có ảnh hưởng tích cực đến GDP. Đạo hàm của GDP theo cung tiền M2 trong suốt giai đoạn nghiên cứu luôn lớn hơn 0, nghĩa là việc tăng cung tiền luôn có tác động

Tháng 7 năm 2010

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

tích cực đến GDP. Ảnh hưởng của M2 lên GDP tăng lên trong năm 2008 cho thấy CSTT của chính phủ trong năm này đã có tác động mạnh lên tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, kể từ năm 2000, khi mà chính phủ đột ngột nới lỏng tín dụng để đối phó với khủng hoảng kinh tế châu Á, kết quả dGDP/dM2 theo tháng và theo quý đều cho thấy sự sụt giảm rõ rệt về hiệu quả tác động của M2 lên GDP. Như vậy có thể thấy là cái giá phải trả cho việc tăng trưởng kinh tế chính là sự sụt giảm trong hiệu quả của CSTT. Chính v thế, nguy cơ về một đợt sụt giảm hiệu quả nữa sau đợt nới lỏng tín dụng mạnh vào cuối 2008- đầu 2009 vẫn đang tiềm ẩn.

Theo kết quả của mô h nh, cả CSTT và CSTK đều không có ảnh hưởng lớn đến lạm phát trong giai đoạn 2008- 2009. Đây là một kết quả tích cực cho thấy các chính sách đã được phối hợp linh hoạt để đảm bảo kích thích kinh tế trong khi vẫn kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa dCPI/dG theo quý và theo tháng cho thấy ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ lên lạm phát sẽ khuếch đại rất nhanh theo thời gian. V thế, hệ luỵ của CSTK mở rộng trong tương lai sẽ rất có thể dẫn đến nguy cơ lạm phát trở lại.

Tháng 7 năm 2010

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

Chương 3: Bài học kinh nghiệm và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của Chính sách kính thích kinh tế trong

thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010.pdf (Trang 85 - 89)