Triển khai gói hỗ trợ lãi suất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010.pdf (Trang 48 - 52)

3. Thực trạng triển khai Chính sách kích thích kinh tế

3.1.1.Triển khai gói hỗ trợ lãi suất

Chính sách hỗ trợ lãi suất là một trọng tâm của CS KTKT. Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức chỉ đạo triển khai các cơ chế hố trợ lãi suất. Cơ chế thứ nhất, theo Quyết định 131/QĐ-TTg hỗ trợ 4% cho các khoản vay vốn lưu động của các DN không phân biệt thành phần kinh tế với thời gian hỗ trợ không quá 8 tháng và trước

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 43

31/12/2009. Cơ chế thứ 2 là hỗ trợ lãi suất với mức 4% cho các khoản vay vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với thời hạn hỗ trợ không quá 24 tháng và trước 31/12/2011 bao gồm 9 ngành, lĩnh vực thuộc nông nghiệp và

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 44

công nghiệp theo Quyết định số 443/QĐ-TTg. Cơ chế thứ 3 theo Quyết đinh số 447/QĐ-TTg là thực hiện hỗ trợ lãi suất các khoản vay mua máy móc thiết bị tối đa là 24 tháng; vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn (tối đa là 12 tháng), áp dụng đối với những khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân trong khoảng thời gian từ 1/5 đến 31/12/2009. Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất bằng đồng Việt Nam đến ngày 24/12/2009 là 412.179,83 tỷ đồng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến ngày 30/9/2009 là 402.084 tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ tín dụng bằng VND đối với nền kinh tế. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn là 355.933 tỷ đồng, chiếm 88,52% dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất; cho vay trung và dài hạn là 45.554 tỷ đồng (chiếm 11,33%); cho vay nông nghiệp và nông thôn là 597 tỷ đồng nhưng nếu tính cả số dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất trùng lặp đối tượng đã cho vay theo hai chương tr nh trên th tổng số cho vay hỗ trợ lãi suất nông nghiệp và nông thôn là 6.946 tỷ đồng.

Đối tượng được thụ hưởng vốn hỗ trợ lãi suất chủ yếu là DN ngoài nhà nước, chiếm 68,83%; DNNN là 15,11%; hợp tác xã, tổ hợp sản xuất và các tổ chức khác là 0,98%; hộ gia đ nh và cá nhân là 15,08%.

Trong quá tr nh thực hiện các chương tr nh hỗ trợ lãi suất đã xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc như một số quy định về cho vay hỗ trợ lãi suất với khu vực nông thôn theo Quyết định 497 triển khai còn chậm, nông dân phải đạt đủ 8 điều kiện mới được hỗ trợ. ên cạnh đó, đối tượng được hưởng ưu đãi khá rộng, gây khó khăn cho công tác thanh kiểm tra, làm tăng chi phí của các ngân hàng thương mại.

Cơ chế hỗ trợ lãi suất cũng góp phần làm tăng dư nợ tín dụng, gây sức ép tăng tỷ giá, có thể phát sinh hiện tượng lợi dụng cơ chế để trục lợi

Nhưng gói hỗ trợ lãi suất này là một trong những giải pháp kích thích kinh tế tối ưu với chi phí thấp, phù hợp với điều kiện nước ta, có tác động tích cực giúp

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 45

nhiều DN và hộ sản xuất giảm chi phí vay vốn, giảm giá thành sản phẩm, duy tr và mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ngăn

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 46

chặn suy giảm kinh tế. Việc triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất cũng thể hiện sự nỗ lực lớn và khả năng thực thi chính sách của hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010.pdf (Trang 48 - 52)