1. Bối cảnh nền kinh tế Thế giới và Việt Nam trong thời gian qua
1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới từ sau cuộc đại khủng hoảng 2008
Năm 2008 là một năm đầy những diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới. Trên thực tế, nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu xấu đi từ cuối năm 2007 với việc xảy ra cuộc khủng hoảng cho vay tín dụng nhà đất dưới chuẩn (subprime mortage crisis) .Ngay từ đầu năm 2008, để đối phó với nguy cơ suy thoái kinh tế, chính phủ Mỹ đã thực hiện gói kích thích kinh tế thường được nhắc đến với tên gọi gói kích cầu thứ nhất, trị giá khoảng hơn 150 tỷ USD. Trong năm 2008, cuộc khủng hoảng dưới chuẩn lan rộng với đỉnh cao là việc phá sản của hàng loạt định chế tài chính lớn, buộc cục dự trữ Liên bang Mỹ buộc phaỉ can thiệp vào thị trường tài chính Mỹ với gói giải cứu tài chính trị giá hơn 700 tỷ USD.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tiếp tục lan rộng trên quy mô toàn cầu và chưa có khả năng kết thúc sớm. Thị trường tài chính sụt giảm mạnh, thị trường tiền tệ khủng hoảng nghiêm trọng, nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính lâm vào t nh trạng phá sản. Một số nền kinh tế đã rơi vào suy thoái, hoặc phải yêu cầu Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) hỗ trợ. Theo nhiều dự báo, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2009 thấp hơn nhiều so với năm 2008, trong đó các nước phát triển có mức giảm mạnh nhất9.
Tuy không chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng nhưng các nền kinh tế đang phát triển cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề do sự sụt giảm đột ngột của kim ngạch xuất khẩu vào những thị trường truyền thống, lượng vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp, cùng với lượng kiều hối gửi về. Như vậy, trong bối cảnh cuối năm 2008, thật khó có quốc gia nào lại không gánh chịu những hiệu ứng tiêu cực từ cuộc
Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com
http://svnckh.com.vn 32
khủng hoảng. Tính chung cả năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ đạt 3.2%, thấp hơn rất nhiều so với mức dự phóng 3.9% trước đó. Chỉ số chứng khoán của các thị trường trên khắp thế giới đều chung xu hướng giảm điểm; giá cả các mặt
Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com
http://svnckh.com.vn 33
hàng quan trọng đặc biệt là dầu thô biến động phức tạp. An ninh lương thực thế giới bị đe doạ nghiêm trọng, số người bị đói tăng lên hơn 1 tỷ người, và hơn 30 quốc gia hiện đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực.