Thực trang triển khai của Chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010.pdf (Trang 56 - 60)

3. Thực trạng triển khai Chính sách kích thích kinh tế

3.2. Thực trang triển khai của Chính sách tiền tệ

ên cạnh CSTK, CSTT cũng đã được chính phủ Việt Nam sử dụng một cách linh hoạt để đạt được cả hai mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế và kiềm chế lạm phát. Trong ngày 01 và 02 tháng 12 năm 2008 , Chính phủ họp phiên thường kỳ để đánh giá t nh h nh kinh tế - xã hội tháng 11 , 11 tháng năm 2008 và diễn biến mới của t nh h nh kinh tế thế giới ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội trong nước. Ngày 11 tháng 12 năm 2008, chính phủ ra Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy tr tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

H nh 19. Diễn biến điều hành Lãi suất của NHNN. Đơn vị: %

Nguồn: Các quyết định của NHNN

H nh 20 cho thấy rằng biến động của Lãi suất cơ bản, Lãi suất tái chiết khấu và Lãi suất tái cấp vốn được điều hành nhất quán. Sở dĩ nhóm nghiên cứu chọn mốc bắt đầu là 1/6/2007 v đó là ngày Quyết định số 1141/QĐ-NHNN về tỉ lệ DTBB có

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 51

hiệu lực. Theo đó, tỉ lệ dự trữ bắt của tiền gửi bằng VND không k hạn và dưới 12 tháng là 10% đối với các Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng liên doanh, 6% đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn, 4% đối với Quỹ tín dụng trung ương. Tỉ lệ DTBB quy định cho các loại tiền gửi khác có thể thấy ở trên

Tháng 7 năm 2010

Nguồn: Văn phòng Quỹ tiền tệ thế giới IMF.

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

đồ thị. Mức lãi suất cơ bản được giữ ở 8,25% kể từ 1/1/2007 theo Quyết định số 2517/QĐ-NHNN ban hành ngày 29/12/2006. Đến ngày 30/1/2008, Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định số 305/QĐ-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/2/2008, mức Lãi suất cơ bản được nâng lên 8,75% năm.

Đối chiếu diễn biến của Mức lãi suất cơ bản, Tỉ lệ DTBB và Cung tiền M2, có thể nhận thấy CSTT của chính phủ đã phát huy hiệu lực. Năm 2007, theo những phân tích trong phần “ ối cảnh”, là một năm mà nền kinh tế đã xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại về nguy cơ lạm phát. Có thể thấy trên đồ thị, trong 6 tháng cuối năm 2007, cung tiền M2 liên tục tăng. Để đối phó với nguy cơ lạm phát, chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP, đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong đó, giải pháp đầu tiên là thực hiện CSTT thắt chặt, theo hướng lãi suất thực dương. Theo chỉ đạo của chính phủ, vào ngày 16 tháng 5 năm 2008, Ngân hàng nhà nước ra Quyết định số 1099/QĐ-NHNN về việc tăng mức lãi suất cơ bản lên 12% năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 19 tháng 5 năm 2008. Đến ngày 10 tháng 6, Ngân hàng nhà nước lại tiếp tục tăng lãi suất cơ bản lên mức đỉnh điểm 14% bằng Quyết định số 1317/QĐ-NHNN, hiệu lực từ ngày 11 tháng 6. Mức lãi suất 14% năm này được áp dụng cho đến ngày 21 tháng 10 năm 2008, khi mà Quyết định số 2316/QĐ- NHNN có hiệu lực và giảm mức lãi suất xuống còn 13%. Song song với động thái nâng mức lãi suất cơ bản, tỉ lệ DTBB được duy tr ở mức cao ( 11% đối với tiền gửi bằng VND không k hạn và dưới 12 tháng đối với Nhóm 1) theo hiệu lực của Quyết định số 2811/QĐ-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 12 tháng 1 năm 2008. Kết quả là trong 3 quý đầu năm 2008, mức tăng trên đồ thị cung tiền M2 đã được kiềm chế.

Tháng 7 năm 2010

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

H nh 20: Cung tiền M2. Đơn vị: Tỉ đồng

Nguồn: IMF

Đến quý 4 năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã trở thành mối lo ngại cho nền kinh tế toàn cầu, ngày 3 tháng 10, Văn phòng chính phủ đã ra thông báo số 288/TB- VPCP về việc thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế nước ta. Thông báo chỉ đạo Ngân hàng nhà nước mở rộng tín dụng một cách hợp lý và phải luôn giám sát t nh h nh kinh tế Mĩ cùng với những ảnh hưởng của nó đến Việt Nam. Sau đó, NHNN đã ra một loạt các quyết định để hạ mức Lãi suất cơ bản xuống dần dần và đến ngày 3/12/2008, Quyết định số 2948/QĐ-NHNN có hiệu lực từ ngày 5/12 chỉ đạo hạ mức lãi suất cơ bản từ 11% xuống còn 10%. Đồng thời, tỉ lệ DTBB cũng dược giảm xuống theo quyết định số 2811/QĐ-NHNN vào ngày 20 tháng 11 năm 2008, áp dụng từ 12 tháng 1 năm 2008. Theo đó, tỉ lệ DT đối với tiền gửi VND không k hạn và dưới 12 tháng hạ từ 11% xuống còn 8%.

Sau Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy tr tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của chính phủ, NHNN đã ra quyết định số 3161/ QĐ- NHNN hạ mức lãi suất cơ bản xuống còn 8,5% kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2009. Đồng thời, từ ngày 5 tháng 12, tỉ lệ DTBB lại được hạ xuống còn đối với tiền gửi VND không k hạn và dưới 12 tháng theo Quyết định số 2951/QĐ-NHNN. Tỉ lệ này

Tháng 7 năm 2010

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

hạ xuống mức rất thấp 3% đối với các Nhóm 1, 1% đối với Nhóm 2 và Nhóm 3 theo Quyết định số 379/QĐ-NHNN, áp dụng từ ngày 1 tháng 3 năm 2009.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010.pdf (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)