Nh 18: Vốn FDI đăng kí qua các năm Đơn vị: Triệu USD

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010.pdf (Trang 42)

Nguồn: Website của Bộ Công Thương.

Thời điểm khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ cũng là thời điểm mà nền kinh tế Việt Nam đã tích tụ rất nhiều bất ổn nội tại. Theo Nghiên cứu của Đinh

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 37

Tuấn Minh_ Trung tâm nghiên cứu kinh tế và Chính sách CERP, những biện pháp can thiệp của Nhà Nước bằng cách nới lỏng CSTT và tăng chi tiêu chính phủ liên tục kể từ năm 2000 cho đến nay đã tạo những mầm mống bất ổn trong nội tại của

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 38

nền kinh tế và có lẽ là nguyên nhân chính ngấm ngầm làm méo mó cấu trúc sản xuất của nền kinh tế mà cuối cùng được biểu hiện ra ngoài bằng sự bất ổn từ giữa năm 2007 với sự leo thang của CPI, sự h nh thành bong bong bất động sản và bong bong thị trường chứng khoán.

2. Mục tiêu của CS KTKT của Việt Nam.

2.1. Mục tiêu tổng quát.

Trong Nghị quyết số 30/NQ-CP, mục tiêu tổng quát của CS KTKT được chínhphủ xác định như sau: “tập trung mọi nỗ lực để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở mức khoảng 6,5%”. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% sau này vào k họp thứ 5, Quốc hội khoá XII đã được điều chỉnh xuống còn 5%.

2.2. Các mục tiêu cụ thể:

2.2.1. Mục tiêu thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khầu.

Kích thích sản xuất kinh doanh và xuất khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng của gói kích cầu. Nhà nước ta đã chỉ đạo các ban, ngành hỗ trợ DN, cụ thể như thực thi chính sách giảm thuế và hoàn thuế GTGT hiệu quả, tăng cường đầu tư công, chính sách tín dụng; tạo điều kiện và môi trường kinh doanh khuyến khích và hỗ trợ các DN vượt qua khủng hoảng, tiếp tục tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 5%. ên cạnh đó Nhà nước cũng chỉ đạo tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất theo hướng xúc tiến theo từng ngành hàng, tạo thế chủ động trong việc ứng phó với chính sách bảo hộ mậu dịch, dỡ bỏ các rào cản thuế và phi thuế để tăng xuất khẩu. Đồng thời tận dụng lợi thế từ các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu ở các thị trường có mức nhập siêu cao, nhằm đưa tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 3%11.

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 39

Đầu tư và tiêu dùng là hai kênh quan trọng làm tăng tổng cầu của nền kinh tế. Chính v vậy, mục tiêu của gói kích cầu không thể không kể đến nội dung này.

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 40

Về kích cầu đầu tư: Đi đôi với việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạm hoãn thu hồi các khoản vốn ngân sách nhà nước đã ứng trước kế hoạch năm 2009. Đối với các dự án, công tr nh sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ, cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư đối với các dự án đã có trong danh mục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tương Chính phủ giao; trên cơ sở đó thực hiện việc điều hoà vốn giữa các dự án, công tr nh và được thanh toán theo tiến độ. Đồng thời, cho phép tiếp tục giải ngân số vốn trái phiếu Chính phủ còn lại của năm 2008 trong năm 2009. Phấn đấu trong năm 2009, Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 39,5% GDP.

Về kích cầu tiêu dùng, Chính phủ chỉ đạo các ban ngành tiếp tục điều hành giá theo cơ chế thị trường, phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, trong đó tập trung vào các mặt hàng: lương thực, xăng đầu, phân bón, sắt thép, xi măng và thuốc chữa bệnh, để hoạt động sản xuất kinh doanh của các mặt hàng này bảo đảm được sự quản lý của Nhà nước, chống gian lận thương mại, đầu cơ, tăng giá, gây mất ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, giá cả, kiềm chế lạm phát dưới 15%

2.2.3. Mục tiêu an sinh xã hội.

An sinh xã hội là mục tiêu phấn đấu của bất cứ nhà nước nào khi phát triển kinh tế trong điều kiện b nh thường. Khi kinh tế suy giảm th vấn đề an sinh xã hội càng quan trọng hơn. V vậy, việc đảm bảo an sinh xã hội là một trọng tâm của CS KTKT. Các chính sách kịp thời đã được thực hiện như các biện pháp thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà cho người nghèo, các đối tượng chính sách, hỗ trợ thu nhập cho người lao động có thu nhập thấp, người bị thiệt hại do thiên tai bão lũ gây ra; Tăng thêm dự trữ quốc gia về lương thực nhằm tạo việc làm cho khoảng 1,7 triệu lao động, trong đó đưa 9 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 12%, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 19%,

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 41

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 42

3. Thực trạng triển khai Chính sách kích thích kinh tế.

3.1. Thực trạng triển khai Chính sách tài khoá.

Gói kích thích kinh tế từ nguồn chi Ngân sách nhà nước theo kế hoạch là 143 ngh n tỉ đồng, trong đó, số đã thực hiên trong năm 2009 là khoảng 122 ngh n tỉ đồng. Bảng 1 cho thấy cơ cấu của gói kích thích kinh tế này.

Bảng 1: Cơ cấu của gói kích thích kinh tế. Đơn vị: Tỉ đồng

STT Danh mục Gía trị

1 Hỗ trợ lãi suất 4% vay vốn tín dụng các ngân hàng thương mại 17.000

2 Tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước năm 2009 3.400

3 Các khoản vốn ứng trước 37.200

(1) Ứng trước ngấn sách để thực hiện một số dự án cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm 2009 và 2010

26.700

(2) Ứng trước vốn hỗ trợ thực hiện chương tr nh giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo

1.525

(3) Ứng trước khác 9.000

4 Chuyển nguồn vốn kế hoạch 2008 sang 2009 30.200

(1) Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 22.500

(2) Vốn trái phiếu chính phủ 7.700

5 Phát hành bổ sung trái phiếu chính phủ 20.000

6 Thực hiện miễn, giảm thuế 28.200

7 Các giải pháp kích cầu khác(an sinh xã hội) 7.200

8 ảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ 17.000

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Chính phủ, các báo VnEconomy, Nhandan.com.

3.1.1. Triển khai gói hỗ trợ lãi suất.

Chính sách hỗ trợ lãi suất là một trọng tâm của CS KTKT. Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức chỉ đạo triển khai các cơ chế hố trợ lãi suất. Cơ chế thứ nhất, theo Quyết định 131/QĐ-TTg hỗ trợ 4% cho các khoản vay vốn lưu động của các DN không phân biệt thành phần kinh tế với thời gian hỗ trợ không quá 8 tháng và trước

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 43

31/12/2009. Cơ chế thứ 2 là hỗ trợ lãi suất với mức 4% cho các khoản vay vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với thời hạn hỗ trợ không quá 24 tháng và trước 31/12/2011 bao gồm 9 ngành, lĩnh vực thuộc nông nghiệp và

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 44

công nghiệp theo Quyết định số 443/QĐ-TTg. Cơ chế thứ 3 theo Quyết đinh số 447/QĐ-TTg là thực hiện hỗ trợ lãi suất các khoản vay mua máy móc thiết bị tối đa là 24 tháng; vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn (tối đa là 12 tháng), áp dụng đối với những khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân trong khoảng thời gian từ 1/5 đến 31/12/2009. Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất bằng đồng Việt Nam đến ngày 24/12/2009 là 412.179,83 tỷ đồng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến ngày 30/9/2009 là 402.084 tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ tín dụng bằng VND đối với nền kinh tế. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn là 355.933 tỷ đồng, chiếm 88,52% dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất; cho vay trung và dài hạn là 45.554 tỷ đồng (chiếm 11,33%); cho vay nông nghiệp và nông thôn là 597 tỷ đồng nhưng nếu tính cả số dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất trùng lặp đối tượng đã cho vay theo hai chương tr nh trên th tổng số cho vay hỗ trợ lãi suất nông nghiệp và nông thôn là 6.946 tỷ đồng.

Đối tượng được thụ hưởng vốn hỗ trợ lãi suất chủ yếu là DN ngoài nhà nước, chiếm 68,83%; DNNN là 15,11%; hợp tác xã, tổ hợp sản xuất và các tổ chức khác là 0,98%; hộ gia đ nh và cá nhân là 15,08%.

Trong quá tr nh thực hiện các chương tr nh hỗ trợ lãi suất đã xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc như một số quy định về cho vay hỗ trợ lãi suất với khu vực nông thôn theo Quyết định 497 triển khai còn chậm, nông dân phải đạt đủ 8 điều kiện mới được hỗ trợ. ên cạnh đó, đối tượng được hưởng ưu đãi khá rộng, gây khó khăn cho công tác thanh kiểm tra, làm tăng chi phí của các ngân hàng thương mại.

Cơ chế hỗ trợ lãi suất cũng góp phần làm tăng dư nợ tín dụng, gây sức ép tăng tỷ giá, có thể phát sinh hiện tượng lợi dụng cơ chế để trục lợi

Nhưng gói hỗ trợ lãi suất này là một trong những giải pháp kích thích kinh tế tối ưu với chi phí thấp, phù hợp với điều kiện nước ta, có tác động tích cực giúp

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 45

nhiều DN và hộ sản xuất giảm chi phí vay vốn, giảm giá thành sản phẩm, duy tr và mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ngăn

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 46

chặn suy giảm kinh tế. Việc triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất cũng thể hiện sự nỗ lực lớn và khả năng thực thi chính sách của hệ thống ngân hàng.

3.1.2. Nhóm giải pháp về thuế.

Một trong những giải pháp để ngăn chặn nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế năm 2009 là chú trọng nới lỏng gánh nặng cho DN bằng cánh giảm thuế, kể cả thuế suất thuế thu nhập DN và giá trị gia tăng. Giảm thuế là giải pháp trọng tâm để kích cầu đầu tư cũng như kích cầu tiêu dùng thông qua giảm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm giá tương xứng đảm bảo tăng tiêu dùng thực tế của người dân.

Để kích thích tiêu dùng, Chính phủ đã quyết định giảm 50% thuế VAT đối với 19 nhóm mặt hàng và hoãn thu thuế thu nhập cá nhân trong 5 tháng đầu năm 2009. Giảm thuế VAT sẽ giúp giảm giá bán, nhờ đó tăng cầu cho sản phẩm; còn hoãn thuế thu nhập cá nhân sẽ giúp tăng thu nhập khả dụng, nhờ đó tăng chi tiêu của người tiêu dùng.

ên cạnh chính sách giảm và hoàn 90% thuế Giá trị gia tăng cho DN, Chính phủ còn giảm 30% thuế thu nhập DN trong Quý IV năm 2008 và cả năm 2009, đồng thời giãn thuế trong thời gian 9 tháng cho các DN nhỏ và vừa. Mặc dù chính sách này không trực tiếp giải quyết được vấn đề cơ bản của DN là thiếu đầu ra cho sản phẩm nhưng đây vẫn là một chính sách được cộng đồng DN hoan nghênh v nhờ nó DN giảm được chi phí.

Về thực trạng triển khai của chính sách miễn, giảm thuế cụ thể như sau:

Chính sách miễn, giảm, giãn thuế, theo thống kê đến ngày 31 tháng 8 năm 2009 đã có trên 125.500 lượt DN và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng ưu đãi về chính sách thuế, trong đó có trên 36.000 DN được giảm 30% thuế thu nhập DN, 42.000 DN được giãn thuế thu nhập DN, 47.000 DN được giảm 50% thuế giá trị gia tăng.

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 47

tháng đầu năm 2009 là 4.507 tỷ đồng và tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 07 năm 2009 đến hết năm 2009 đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn.

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

http://svnckh.com.vn 48

Thuế Gía trị giá tăng: Đến hết tháng 07 năm 2009, tổng số thuế GTGT được giảm là 4.470 tỷ đồng. Ngoài ra giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2009 dự kiến khoảng 7.000 tỷ đồng.

Thuế Thu nhập doanh nghiệp: thực hiện giảm 30% thuế TNDN quý IV năm 2008 và cả năm 2009 đối với DN nhỏ và vừa. ên cạnh đó, các DN trong một số ngành sản xuất được gia hạn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh năm 2009 trong thời gian 9 tháng. Đến tháng 07 năm 2009, số thuế TNDN được giảm, giãn là 9.900 tỷ đồng.

Lệ phí trước bạ: tổng số tiền được giảm lên đến 1.140 tỷ đồng.

3.1.3. Nhóm đầu tư công và an sinh xã hội.

Ngày 17.4.2009, Chính phủ đã công bố gói kích cầu thứ ba nhắm vào khu vực nông nghiệp, nông thôn (Quyết định số 497/QĐ-TTg). Về mặt chiến lược th việc tập trung vào thị trường trong nước và khu vực nông thôn là ưu thế của Việt Nam v nước ta là nước đông dân, có nhiều lao động nông nghiệp. Hơn nữa, nông dân và những người có thu nhập thấp là những thành phần chịu tác động lớn nhất từ cuộc khủng hoảng. Do đó, đầu tư thúc đẩy sản xuất nông nghiệp có tác động cận biên lớn đến việc tạo công ăn việc làm cho các lao động nông nghiệp trở về nông thôn cũng như tăng thu nhập cho dân cư nông thôn (với khoảng 70% dân số) sẽ gián tiếp tăng sức mua và tăng cầu trong nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010.pdf (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)