1. Bài học kinh nghiệm
1.3. Những hạn chế trong gói đầu tư công và cho nông dân vay vốn
Một bất cập nữa của gói hỗ trợ lãi suất đó là hiệu quả của gói đầu tư công và cho nông dân vay vốn mua thiết bị máy móc còn rất hạn chế, xuất phát từ những khó khăn về nguồn vốn và thủ tục.
Theo Quyết định số 2095/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ban hành danh mục các loại máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn thuộc danh mục chi tiết hàng hoá sản xuất trong nước được hưởng hỗ trợ lãi suất. Trên thực tế có những loại máy móc do cá nhân tự sáng chế không nằm trong danh mục quy định tại Quyết định 2095 nên người vay vốn đã không được hỗ trợ lãi suất để mua các máy móc kể trên. Do đó có rất nhiều nông dân không được tiếp cận gói kích cầu chỉ v danh mục trong quyết định của Bộ Công Thương.
Tháng 7 năm 2010
Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com
Tháng 7 năm 2010
Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com
xuất, chế biến nông nghiệp dạt 659,42 tỷ đồng (85%), các loại vật liệu xây dựng để xây nhà ở nông thôn đạt 103,65 tỷ đồng (13,3%), vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt 16,1 tỷ đồng (2%). Trong thực tế, có những địa phương có tổng số tiền giải ngân chỉ vài trăm triệu đồng như Sơn La, nh Định, Đăk Nông. Cá biệt có địa phương chỉ đạt 20 triệu đồng (Bắc Cạn).
Dư nợ hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 497 tính đến hết năm 2009 chiếm 0,22% tổng dư nợ được hỗ trợ lãi suất theo các Quyết định; số tiền lãi vay được hỗ trợ lãi suất là 17,202 tỷ đồng. Tuy nhiên, do các quyết định hỗ trợ lãi suất này tương đối gần nhau nên đã có sự trùng lặp về đối tượng cho vay, theo thống kê các đối tượng trùng lặp khi vay vốn đạt tới 7.137 tỷ đồng, gấp 10 lần khoản hỗ trợ lãi suất cho đúng đối tượng vay đã được giải ngân.
Một rào cản khiến cho số lượng nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay hỗ trợ đó là do thủ tục cho vay còn quá chặt chẽ. Chẳng hạn, hồ sơ cho vay đối với nông dân yêu cầu phải có sổ đỏ là điều không hợp lý, bởi ở nông thôn đến nay chỉ nhiều nhất 50% đủ điều kiện này, còn hiện tại giấy tờ vẫn nằm trong tay các cơ quan hành chính. Hay muốn vay để được hỗ trợ lãi suất, xã viên phải trả hết nợ rồi làm hồ sơ vay lại. Nhưng để trả nợ, nông dân chỉ có cách vay nóng bên ngoài với lãi suất cao. Tuy nhiên, 4% hỗ trợ lãi suất tính ra cũng bằng với các chi phí phát sinh do vay nóng bên ngoài nên nhiều người không mặn mà lắm với gói hỗ trợ lãi suất.
Theo những quy định này, người nông dân không thể tiếp cận được với hỗ trợ lãi suất. Theo thống kê, chỉ có 40% số hộ nông dân có mối quan hệ vay vốn với các ngân hàng thương mại trên địa bàn là không còn nợ cũ, còn lại là vẫn chưa trả được hết nợ do làm ăn thất bát và nợ nần. V tiền hỗ trợ lãi suất 4% là từ ngân sách nhà nước, nếu hộ nào có phương án sản xuất đủ điều kiện, ngân hàng mới đồng ý cho vay và được hưởng lãi suất ưu đãi. Với nông dân đầu tư vào mặt hàng nông thủy sản, trong phương án sản xuất phải thể hiện rõ nông thủy sản làm ra bán cho ai, bán ở đâu và phải thể hiện bằng hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa nông dân và DN.
Một khó khăn khác là nông dân phải có hoá đơn đầu vào trong quá tr nh mua vật tư, nguyên liệu con giống cho sản xuất, trong khi tập quán của nông dân là mua
Tháng 7 năm 2010
Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com
Tháng 7 năm 2010
Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com
mua con giống của các hộ khác th đều không có hoá đơn. Những t nh huống này càng khiến nhiều nông dân gặp khó khăn, họ phải bán lúa ngay cả ở thời điểm chưa thích hợp để có vốn trả nợ (để được vay lại).