Khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.doc (Trang 59 - 61)

Thị trường thủy sản Mỹ đầy tiềm năng với nhu cầu tiêu thụ vào hàng lớn nhất thế giới. Ngành nuơi trồng và chế biến thủy sản tại Mỹ cũng khá phát triển, thêm vào đĩ các nước tranh nhau từng khách hàng trong cuộc chiến xuất khẩu thủy sản. Thủy

sản Việt Nam tại thị trường Mỹ cĩ thể đứng vững được là một sự cố gắng rất lớn. Bởi đây là một thị trường phức tạp và cạnh tranh gay gắt.

Tơm là mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ với kim ngạch lớn, chiếm trên 20% tỷ trọng xuất khẩu tơm cả nước. Tại đây, con tơm Việt Nam chịu sức ép khá lớn từ nhiều nước. Năm 2009, cĩ tới hơn 50 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu tơm sang Mỹ nhưng 10 nước cung cấp hàng đầu gồm Thái Lan, Inđơnêxia, Êcuađo, Việt Nam, Trung Quốc, Mêhicơ, Malaixia, Ấn Độ, Bănglađét và Guyana chiếm trên 92% thị phần tổng nguồn cung này. Sự cạnh tranh giành thị phần từ các nhà cung cấp này rất gắt gao.

Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là nhà cung cấp tơm bao bột đơng lạnh số 1

cho thị trường Mỹ với 10.500 tấn, trị giá 46,9 triệu USD. Thái Lan cũng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này, từ 4.800 tấn lên 6.000 tấn.

Với mặt hàng tơm chế biến đơng lạnh khác và tơm thịt, Thái Lan là nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ. Nhập khẩu tơm chế biến đơng lạnh từ Thái Lan tăng từ 27.800 tấn lên 28.100 tấn. Năm 2008, tổng nhập khẩu tơm vào Mỹ đạt 564.240 tấn, trong đĩ 182.371 tấn đến từ Thái Lan (chiếm 32% tổng nhập khẩu), đạt 43,17 tỷ bạt, tăng 1,52%.

Ấn Độ là một trong đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trong ngành thủy sản

đặc biệt là mặt hàng tơm. Và tại thị trường này, Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá cũng như về chất lượng với Ấn Độ.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, về xuất khẩu mặt hàng tơm nguyên con đơng lạnh vào Mỹ, Banglades và Việt Nam đứng đầu với các cỡ lớn từ 15 trở xuống. Trong khi đĩ, Ấn Độ là nhà xuất khẩu hàng đầu với cỡ 15 - 20; Mexico với cỡ 21 - 25, Indonesia và Thái Lan với cỡ 26 - 30 và cỡ 31 - 40, Êcuađo dẫn đầu với cỡ 41 - 50; 51 - 60; 61 - 70 và trên 70.

Trước sự gia tăng mạnh mẽ của tơm nhập khẩu, trong khi nguồn cung tơm nội địa (chủ yếu là tơm khai thác) lại rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 10% tổng nguồn cung tơm cho thị trường này, năm 2005, chính phủ Mỹ đã chính thức áp thuế chống bán phá giá (CBPG) tơm đối với 5 nước gồm Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Braxin và Việt Nam. Sau 5 năm, ngày 17/5/2010, Bộ Thương mại Mỹ chính thức tuyên bố giữ nguyên thuế CBPG đối với 4 nước gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Braxin. Đối với Việt Nam, vẫn chưa cĩ kết luận chính thức.

Với việc được thốt khỏi thuế CBPG, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Braxin đã lấy lại lợi thế cạnh tranh, trong khi Việt Nam vẫn cịn đang tranh cãi. Tuy

nhiên, vụ kiện lên WTO về việc áp thuế CBPG tơm của Việt Nam được đánh giá là thuận lợi nghiên về phía Việt Nam, tín hiệu đáng mừng để Việt Nam sớm thốt khỏi việc áp thuế CBPG tơm như hiện nay.

Mỹ đang nhập cá da trơn từ 11 quốc gia trên thế giới, Việt Nam cĩ khối lượng và trị giá lớn nhất. Với mặt hàng này, Việt Nam nhanh chĩng chiếm được thị phần, người tiêu dùng Mỹ ngày càng ưa chuộng cá tra, cá basa của Việt Nam, chất lượng cũng tương đương mà giá cả lại rẻ hơn. Cũng chính vì vậy mà, từ tháng 1 năm 2003, mặt hàng cá tra, cá basa Việt Nam đã bị áp thuế CBPG, gây thiệt hại và làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.doc (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w