Nguyên nhân khủng hoảng

Một phần của tài liệu Bài học cho tổ chức tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi LB Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 2010.pdf (Trang 25 - 26)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Nguyên nhân khủng hoảng

Chúng ta vừa điểm qua một số mốc quan trọng của cuộc đại khủng hoảng tài chính 2007. Vậy nguyên nhân khủng hoảng là do đâu và tại sao cuộc khủng hoảng này lại tác động sâu rộng đến thế giới như vậy? Có thể nói, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng tài chính 2007-2010 là sự sụp đổ của thị trường bất động sản tại Mỹ. Tuy nhiên dưới đây, đề tài xin được đề cập sâu hơn đến bốn nguyên nhân cốt lõi khiến cuộc khủng hoảng này nổ ra.

Lãi suất cơ bản liên tục hạ: Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất từ 6% năm 2000 xuống còn 1% năm 2003. Từ đó các ngân hàng thương mại hạ lãi suất theo khiến các khoản cho vay mua bất động sản trở nên dễ dàng hơn.

Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp: Hai công ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac mua lại các khoản cho nhà đầu tư vay để mua bất động sản từ các ngân hàng thương mại rồi biến chúng thành giấy tờ có giá như chứng khoán đảm bảo bằng giấy tờ thế chấp (mortgage-backed securities - MBS) và giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO). Như vậy chúng đương nhiên trở thành chứng khoán được giao dịch trên phố Wall. Khi bong bóng bất động sản vỡ, thị trường tài chính cũng khủng hoảng theo.

Về chính sách: Qua Fannie Mae và Freddie Mac, các nhóm dân nghèo, nhập cư có cơ hội mua nhà nhiều hơn. Chính sách này được bắt nguồn từ thời Cựu Tổng thống Bill Clinton.

Thị trường tín dụng cung cấp khả năng tài chính cho thị trường bất động sản lúc này sẽ không chỉ có các ngân hàng thương mại, các tổ chức cho

http://svnckh.com.vn 26

vay thế chấp bất động sản nữa mà cả các nhà đầu tư thông thường gồm cả nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc hủy bỏ đạo luật Glass-Steagal từ những năm 1980, tách biệt ngân hàng thương mại và đầu tư để một bên thực hiện những hoạt động cho vay an toàn với một bên thực hiện những nghiệp vụ đầu tư rủi ro cao cũng góp phần khiến hoạt động mua bán, bảo hiểm chứng khoán MBS, CDO diễn ra ngày càng phức tạp. Cuối cùng, các ngân hàng mạo hiểm cho vay dưới chuẩn còn chính phủ thì không kiểm soát được.

Khủng hoảng niềm tin: Nhiều người do lo sợ trước sự phá sản của một số tổ chức tín dụng nên đã đi rút tiền, hành động này gây ra phản ứng dây chuyền đối với những người gửi tiền khác khiến các tổ chức tín dụng đã khó khăn lại càng khó khăn hơn và lâm vào bờ vực phá sản hoặc phải chấp nhận bán đi hoặc sáp nhập. Thị trường ngày càng khan hiếm tín dụng, cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng.

Một phần của tài liệu Bài học cho tổ chức tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi LB Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 2010.pdf (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)