7. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Bổ sung vốn hoạt động để tăng năng lực tài chính của DIV cho phù hợp
hợp với thông lệ quốc tế và để dự phòng khi có rủi ro xảy ra
Trong khủng hoảng tài chính 2007 – 2010, FDIC đã phải đối mặt với việc hàng loạt các ngân hàng phá sản khiến cho nguồn quỹ BHTG bị sụt giảm nặng nề và thậm chí bị thâm hụt. Tuy nhiên như đã nói ở trên, FDIC đã có những biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng thâm hụt này như là nâng mức phí đóng góp của các tổ chức tham gia BHTG và làm một việc chưa từng làm trước đó là yêu cầu các ngân hàng trả trước phí bảo hiểm trong vòng 3 năm 2010-2012 (khoảng 12 tỷ USD). Câu hỏi đặt ra là Việt
http://svnckh.com.vn 53
Nam có thể áp dụng biện pháp này nếu có khủng hoảng lớn xảy ra ở Việt Nam? Trước hết chúng ta cần phân tích những mặt lợi và hại của biện pháp mà FDIC đã áp dụng. Việc tăng mức phí lên gấp đôi đồng thời thu trước phí trước cho 3 năm thì sẽ nhanh chóng bổ sung được quỹ tiền BHTG đã bị cạn kiệt năng nề trước sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng nhưng đồng thời cũng đẩy các ngân hàng còn lại vào khó khăn vì phải chi trả sớm hơn và nhiều hơn. Như vậy có thể thấy biện pháp này của FDIC chỉ là một biện pháp mang tính chất đối phó với khủng hoảng thực tế đã xảy ra, là một biện pháp tạm thời giải quyết khó khăn do nguồn quỹ vốn bị thâm hụt.
Tuy nhiên, cần phải khẳng định một điều là việc bổ sung vốn hoạt động cho DIV là hết sức cần thiết trong hiện tại cũng như lâu dài. Như đã nêu ở trên thì nguồn vốn hạn hẹp chính là một trong những hạn chế của DIV. Với nguồn vốn như vậy thì DIV mới chỉ dừng lại ở khả năng trợ giúp các Quỹ tín dụng nhỏ, chưa đủ tầm để sẵn sàng tham gia hỗ trợ các tổ chức có quy mô lớn hơn, chưa đủ khả năng đối phó với tình trạng rút tiền hàng loạt và chưa thể cùng Ngân hàng Nhà nước tham gia xử lí khủng hoảng lớn đối với các tổ chức tín dụng. Trong điều kiện kinh tế với nhiều rủi ro tiềm ẩn như ở nước ta hiện nay, năng lực tài chính của DIV như vậy là quá nhỏ bé so với trọng trách được giao. Bởi vậy, một trong những mục tiêu hoàn thiện chính sách BHTG là tăng cường năng lực tài chính cho tổ chức BHTG thông qua cấp vốn và hỗ trợ tài chính. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cạnh tranh khốc liệt, vấn đề an toàn trong hoạt động BHTG không thể nói trước được điều gì. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tổn thất luôn phải được chuẩn bị trước để có phương án thích hợp đối phó. Những tình huống đổ vỡ của các tổ chức tín dụng đặc biệt là của các ngân hàng trong hệ thống nếu không được chuẩn bị bằng các biện pháp có thể thì hậu quả có thể nói là khôn lường.
http://svnckh.com.vn 54 34
(so với 1000 tỷ đồng trước đó). Để nâng cao năng lực tài chính cho tổ chức BHTG, Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 có quy định tại điều 19: Trong trường hợp vốn hoạt động của DIV không đủ để hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn về khả năng chi trả hoặc để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản theo quy định 16 của Nghị định này, tổ chức BHTG có thể huy động vốn bằng các hình thức sau:
Vay hoặc tiếp nhận vốn hỗ trợ đặc biệt từ Chính phủ
Phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu
Vay của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ
Về hỗ trợ tài chính của chính phủ cho tổ chức BHTG, chúng ta cần quy định cụ thể những điểm sau:
+ Hạn mức tối đa là bao nhiêu trong điều kiện hệ thống BHTG có bất ổn lớn, nền kinh tế có nguy cơ cận kề một cuộc khủng hoảng?
+ Cơ cấu cấu của hạn mức hỗ trợ như thế nào? (bảo lãnh phát hành trái phiếu BHTG là bao nhiêu? Nguồn vay trong nước và nguồn vay nước ngoài là bao nhiêu?)
+ Quy định về quản lý nguồn vốn này như thế nào?
Mặt khác, bài học rút ra từ khủng hoảng tài chính cũng cho thấy các tổ chức tín dụng phải tìm lấy giải pháp hữu hiệu để tự cứu lấy mình trước khi
http://svnckh.com.vn 55
nhờ vả đến các quan hệ quốc tế. BHTG Việt Nam cũng nên cảnh giác với các khoản hỗ trợ từ các tổ chức tài chính, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài vì đôi khi trong việc nhận tài trợ, hỗ trợ hay vay vốn có một số điều kiện khắt khe hay những cân nhắc chính trị đi kèm.
Tóm lại, chúng ta cần phải học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển trên thế giới trong việc bổ sung nguồn quỹ BHTG và phải áp dụng dựa trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh thực tế của hệ thống tài chính Việt Nam. Từ đó, bài học cho Việt Nam là cần phải xây dựng một năng lực tài chính vững vàng cho DIV để sẵn sàng giải quyết khi có rủi ro xảy ra, chứ không chỉ chờ rủi ro xảy ra rồi mới đưa ra giải pháp. Muốn vậy, DIV cần tính toán một lộ trình tăng vốn cụ thể phù hợp trong từng giai đoạn phát triển, đưa ra tỷ lệ mục tiêu cho quỹ dự phòng nghiệp vụ BHTG và các biện pháp tăng vốn thích hợp để đảm bảo được khả năng tài chính lâu dài, bắt kịp với tốc độ gia tăng vốn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, không chỉ dựa vào nguồn vốn do Nhà nước cấp, DIV cần chủ động trong việc bổ sung nguồn vốn của mình như xây dựng được một danh mục đầu tư hiệu quả để thu lãi, đảm bảo việc thu phí BHTG chặt chẽ và kịp thời... Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi có quy định cụ thể về việc tạo vốn để xử lý khủng hoảng hệ thống, các hoạt động đi vay của DIV khi cần thiết cũng như bảo lãnh của Chính phủ đối với các món vay.