Bài học về cải cách hệ thống phí BHTG

Một phần của tài liệu Bài học cho tổ chức tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi LB Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 2010.pdf (Trang 58 - 60)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.4.Bài học về cải cách hệ thống phí BHTG

Mục tiêu của bài học này là vận dụng sáng tạo và chọn lọc phương pháp xác định phí BH và mô hình định phí bảo hiểm của các nước trên thế giới đã thực hiện thành công để áp dụng vào Việt Nam nhằm đảm bảo xây dựng một chính sách phí BH công bằng, hiệu quả và có tính thuyết phục. Hiện nay ở Việt Nam, tất cả các tổ chức tham gia BHTG dù xấu hay tốt đều áp dụng mức phí 0,15% trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Ưu điểm của cách tính này là nó thuận lợi và dễ dàng khi triển khai, tuy nhiên cách tính này đã bộc lộ rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, nó không đảm bảo sự công bằng vì những ngân hàng hoạt động hiệu quả vẫn phải đóng phí bằng với các ngân hàng hoạt động có rủi ro cao; thứ hai, do tất cả các tổ chức tham gia BHTG đều chịu một mức phí như nhau, hệ thống tính phí đồng hạng không tạo được động lực thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tham gia BHTG; thứ ba, nó tạo ra tâm lý ỷ lại trong việc quản lý rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG. Cách tính mức phí đồng hạng này đã được FDIC áp dụng khi mới thành lập, theo đó các ngân hàng tham gia BHTG tại FDIC phải nộp một mức phí hàng năm như nhau là 1% số dư tiền gửi thuộc đối

http://svnckh.com.vn 59

tượng BH nhưng chỉ phải chi trả trước một nửa mức phí, phần còn lại là đóng khi FDIC yêu cầu36. Nhưng từ tháng 1/1993 đến nay, FDIC đã áp dụng cách tính tỉ lệ phí BHTG có phân biệt theo mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG. Mức phí hàng năm cho các tổ chức này dao động từ 0.001% đến 0,27% tổng số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm tại mỗi ngân hàng. Và trong đợt khủng hoảng vừa rồi, FDIC cũng đã nhanh chóng thay đổi tỉ lệ đánh giá các tổ chức tham gia BHTG và một số nội dung của hệ thống phí này. Những thay đổi này đảm bảo các tổ chức tham gia BHTG có rủi ro lớn hơn phải nộp mức phí cao hơn.

DIV do đó cần phải cải cách hệ thống tính phí BHTG, chuyển từ cách tính phí đồng hạng sang cách tính phí trên cơ sở mức độ rủi ro. Tức là ta sẽ phân chia các tổ chức tham gia BHTG theo nhóm:

+Nhóm thứ nhất bao gồm các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty cho thuê tài chính, các công ty tài chính.

+Nhóm thứ hai gồm các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Cách tính phí này có tác dụng như một tín hiệu phát ra để nhắc nhở cho ngân hàng biết mình đang ở vị trí nào. Nếu mức phí thấp có nghĩa là chất lượng hoạt động của ngân hàng tốt, còn nếu mức phí cao có nghĩa là chất lượng hoạt động của ngân hàng có vấn đề. Từ đó, khuyến khích các tổ chức hoạt động tốt để đóng góp mức phí thấp nhất đồng thời có thể khuyến khích các tổ chức đang đóng mức phí cao phấn đấu để chuyển sang mức phí thấp hơn. Quá trình đó được diễn ra liên tục và kết quả là mức độ rủi ro trong hệ thống tài chính ngân hàng được giảm thiểu, sự an toàn lành mạnh được cải thiện. Thêm nữa, theo kinh nghiệm của nhiều nước áp dụng phí

36 http://smartfinance.vn/bao-hiem/hoi-dap-bao-hiem/30449-bao-hiem-my-bao-hiem-tien-gui-cach-tinh- phi-va-cac-tinh-han-muc-chi-tra-nhu-the-nao.html

http://svnckh.com.vn 60

BHTG tính theo mức độ rủi ro thì lượng phí BH thu được sẽ cao hơn so với đánh phí đồng hạng.

Bên cạnh đó, việc triển khai hệ thống phí này còn giúp DIV nâng cao hiệu quả hoạt động một cách đồng bộ theo mô hình giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, cho người gửi tiền và cho chính quỹ nghiệp vụ BH. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của DIV trong việc quyết định các tình huống chính sách trong khung pháp luật quy định, chủ động hơn trong hoạt động và nâng cao năng lực tài chính. Từ đó, tạo cơ sở để DIV thực hiện tốt hơn chính sách bảo vệ người gửi tiền của Chính phủ, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Bài học cho tổ chức tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi LB Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 2010.pdf (Trang 58 - 60)