7. Kết cấu của đề tài
3.3.6. Bài học về nghiệp vụ hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG
Hỗ trợ tài chính là một biện pháp nghiệp vụ quan trọng đối với tổ chức BHTG theo mô hình giảm thiểu rủi ro. Hiện nay, hầu hết các tổ chức BHTG trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có chức năng này vì nó giảm thiểu chi phí, chia sẻ thiệt hại một cách công bằng và quyền lợi của người gửi tiền cũng như tổ chức tham gia BHTG được bảo vệ một cách tốt nhất. Nghiệp vụ hỗ trợ tài chính cho tổ chức vỡ nợ của FDIC quy định trong Luật BHTG Liên bang Hoa Kì đã được nhóm nghiên cứu đề cập trong phần bài học về đa dạng hóa các hình thức xử lý đổ vỡ đối với tổ chức tham gia BHTG ở phần trên. Để làm rõ hơn cho điều này, có thể minh họa bằng tình hình các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Việc có quá nhiều tài sản xấu đã khiến cho các ngân hàng Mỹ gặp khó khăn trầm trọng về thanh khoản. Trước tình hình này thì FDIC đã sát cánh cùng Bộ tài chính Mỹ và Cục dữ trự Liên bang Mỹ (FED) trong chương trình PPIP phối hợp giữa nhà nước và tư nhân để mua lại các tài sản xấu của các ngân hàng như các khoản vay xấu, các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản và một số tài sản xấu khác…Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều nghi ngờ về hiệu quả của biện pháp này trong việc giảm thiểu tài sản xấu trong các ngân hàng Mỹ, bởi thực tế số lượng ngân hàng bị sụp đổ vẫn đang gia tăng và dự đoán là 200 ngân hàng trong năm 2010. Joseph Stiglitz, nhà kinh tế học người Mỹ được Giải Nobel Kinh tế năm 2001 và từng là Phó chủ tịch của Ngân hàng Thế giới, nhận xét chương trình PPIP là một chương trình không hiệu quả, nó không thể đặt giá một mức giá cho các tài sản xấu của các ngân hàng. Kế hoạch này được đưa ra nhằm cứu một số ít những cổ đông và những người nắm giữ trái phiếu nhưng người dân có thể sẽ phải chịu thiệt hại lớn hơn39
.
http://svnckh.com.vn 63
Như vậy, chúng ta có thể thấy biện pháp hỗ trợ tài chính là một biện pháp sử dụng hết sức thận trọng bởi tính hai mặt của nó. Nếu như áp dụng không thỏa đáng thì nó vừa làm tiêu tốn ngân sách của Nhà nước lại vừa khiến cho các ngân hàng ỷ lại, hiệu quả kinh doanh không cao. Nó chỉ nên được áp dụng khi thật sự cần thiết và phải có sự tính toán thật kĩ lưỡng. Hỗ trợ tài chính của DIV đối với các tổ chức tham gia BHTG chỉ nên áp dụng trong trường hợp thiếu khả năng chi trả khẩn cấp do xảy ra các sự cố bất thường dẫn đến người gửi tiền đến rút tiền ồ ạt nhằm ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ ngân hàng. Thực tế ở Việt Nam thời gian qua, việc hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng đều do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp xử lý. Nghiệp vụ hỗ trợ của DIV bao gồm các hình thức như: cho vay có cầm cố, thế chấp; mua lại các giấy tờ có giá, bảo lãnh để vay tổ chức tín dụng khác. Tổ chức tham gia BHTG trả nợ vay sau khi đã phục hồi khả năng chi trả. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì hình thức hỗ trợ như thế không còn được khuyến khích vì một số hạn chế : chi phí lớn; tạo sự bất bình đẳng giữa các ngân hàng; làm tăng rủi ro đạo đức của ngân hàng được hỗ trợ. Do đó, bên cạnh hỗ trợ tài chính, DIV nên áp dụng hỗ trợ ổn định tổ chức, quản lí điều hành để sau khi được tái thiết các ngân hàng có thể trở lại hoạt động bình thường, bền vững cũng như có khả năng trả hết nợ cho DIV.
http://svnckh.com.vn 64
KẾT LUẬN
Như chúng ta đã biết cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo khủng hoảng kinh tế từ năm 2007 đã ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ đến hệ thống tài chính Mỹ mà còn đến cả nền kinh tế thế giới. Các tổ chức tài chính Mỹ đặc biệt là các Ngân hàng phải cần đến rất nhiều sự trợ giúp của các cơ quan, tổ chức và Chính phủ Mỹ để vượt qua cơn bão táp này. Trong đó vai trò của FDIC là rất quan trọng trong việc giải quyết khủng hoảng bằng các nghiệp vụ tiếp nhận xử lý, mua lại tài sản xấu đảm bảo thanh khoản, kiểm tra giám sát các Ngân hàng, đặc biệt là củng cố niềm tin cho người dân vào hệ thống ngân hàng. Tuy Việt Nam hội nhập chưa sâu với kinh tế thế giới nhưng cuộc khủng hoảng này phần nào có ảnh hưởng đến nền tài chính Việt Nam, đặc biệt là các khoản đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp nước ngoài. Trong tương lai, trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế là rất lớn, nền kinh tế Việt Nam sẽ nhạy cảm hơn với những biến động của thế giới. Do đó phòng bệnh hơn chữa bệnh, Chính phủ cũng như DIV nên có những chính sách và hướng đi thích hợp để giúp đỡ, hỗ trợ và giám sát hiệu quả hệ thống tài chính. Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam và Mỹ là khác nhau, bên cạnh những thành công của FDIC trong việc giải quyết, giảm thiểu tác động của khủng hoảng thì một số hoạt động của FDIC vẫn còn những hạn chế và không thể áp dụng cho Việt Nam. Do vậy lựa chọn cách thức đi cho DIV và xây dựng khung pháp lý như thế nào là một thách thức lớn cho các nhà quản lý Việt Nam để DIV phát huy tốt vai trò của mình trong việc sát cánh cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước giám sát, quản lý và ổn định thị trường tài chính.
http://svnckh.com.vn 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Mạnh Dũng, Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của Quỹ Tín dụng Nhân dân, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội, 2002.
2. Nguyễn Mạnh Dũng, Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của BHTGVN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ngành Ngân hàng, Hà Nội, 2003.
3. Nguyễn Mạnh Dũng, “Kinh nghiệm tính phí BHTG căn cứ mức độ rủi ro của các Ngân hàng tại Canada”, Thị trường Tài chính Tiền tệ, 4(7) tr157, 2004.
4. TS. Nguyễn Ngọc Định, Lý thuyết bảo hiểm, Trường Đại học Kinh Tế, NXB Tài Chính.
5. TS. Nguyễn Văn Định, Giáo trình bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống Kê.
6. GS-TSKH Trương Mộc Lâm, Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hóa, NXB Thống Kê.
7. Nguyễn Thị Kim Oanh, BHTG - Nguyên lí, thực tiễn và định hướng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2004.
8. Nguyễn Thị Kim Oanh, Giải pháp phát triển hoạt động BHTG ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội, 2004. 9. Gillian G.H. Garcia, Bảo hiểm tiền gửi thực tế và những định chế phù
hợp, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Washington D.C, Emerald Group Publishing Limited, 2000.
10.David C. Parker, Bảo hiểm tiền gửi thông lệ quốc tế, CityGrid Publisher, 2004.
http://svnckh.com.vn 66
12.Tạp chí Ngân hàng.
13.Tạp chí Thông tin Bảo hiểm tiền gửi.
14.Các văn bản Luật về lĩnh vực tài chính ngân hàng và Nghị định về BHTG Việt Nam.
15.www.div.gov.vn (Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam). 16.www.saga.vn
17.www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com 18.www.vietbao.vn
19.www.webbaohiem.net
20.Andrew Campbell, John Raymond La Brosse, David G. Mayes, Deposit Insurance.
21.
22.Philippe A.Goutin (2001), Hội thảo BHTG và kiểm soát Ngân hàng.
23.Fredic S. Minskin (2001), Tiền tệ, Ngân hàng & Thị trường tài chính,
NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tái bản lần thứ 3. 24.www.adb.org (Ngân hàng Phát triển Châu Á).
25.www.fdic.gov (Bảo hiểm tiền gửi Mỹ).
26.www.iadi.org (Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế). 27.www.imf.org (Tổ chức Tiền tệ Quốc tế).