7. Kết cấu của đề tài
3.3.3. Nâng cao nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý đổ vỡ để tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng, bình ổn thị trường tài chính
Để đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, giải quyết êm thấm các vụ phá sản và rút lui của một số ngân hàng, hạn chế sự tác động của đổ vỡ ngân hàng tới tâm lý của người gửi tiền, FDIC đã thực hiện rất chuyên nghiệp nghiệp vụ tiếp nhận xử lí các ngân hàng đổ vỡ, tái cơ cấu hoạt động của hệ thống bằng cách thành lập một ngân hàng bắc cầu hay tìm
http://svnckh.com.vn 56
một tổ chức tín dụng mạnh có khả năng tiếp nhận các khoản tiền gửi và tài sản của các ngân hàng bị đổ vỡ. Đây là một trong những bài học thiết thực nhất đối với không chỉ Việt Nam mà còn với tất cả các tổ chức BHTG khác trên thế giới. Hiệu quả của nghiệp vụ này đặc biệt phát huy khi có khủng hoảng xảy ra.
Trong khi đó, năng lực tiếp nhận và xử lý tổ chức bị đổ vỡ của DIV còn rất hạn chế. Mặc dù đã đưa ra một đề án với bảy kịch bản để tiếp nhận và xử lý các tổ chức đổ vỡ dựa trên nguyên tắc thị trường, chi phí thấp nhất, thời gian nhanh nhất, thu hồi được tài sản cao nhất, có hiệu quả và chia sẻ được rủi ro35
nhưng thực tiễn cho thấy, khi có một tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn thì vai trò của DIV mới chỉ dừng lại ở việc chi trả tiền BH cho người gửi tiền và tham gia vào quá trình thanh lý tài sản của tổ chức bị đổ vỡ. Ngay cả trong nghiệp vụ chi trả, chúng ta cũng có nhiều điểm cần rút kinh nghiệm. Khi xảy ra đổ vỡ, trước hết DIV cần công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để người gửi tiền và những người có quyền lợi liên quan được biết. Mọi kiến nghị, chất vấn của khách hàng cũng cần được giải đáp đầy đủ và thỏa đáng để tạo niềm tin cho công chúng. Nên quy định thời gian bắt đầu chi tiền BH sớm nhất kể từ khi tiếp nhận xử lý đổ vỡ ngân hàng để bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Đây là việc làm đảm bảo sự minh bạch, tránh hiện tượng bưng bít thông tin, tránh gây ra nhiều hậu quả không mong đợi khi thông tin bị sai lệch do không chính thức. Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa các thủ tục, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền nhận tiền BH thông qua các hình thức thanh toán với các yêu cầu phù hợp quy định của pháp luật.
35 http://vietbao.vn/Kinh-te/7-tinh-huong-khung-hoang-va-do-vo-cua-cac-ngan-hang-Viet- Nam/65105541/91/
http://svnckh.com.vn 57
Không chỉ hoàn thiện cách thức thực hiện chi trả cho các tổ chức bị đổ vỡ, DIV cần đa dạng hóa biện pháp xử lý đổ vỡ ngân hàng. Sự đơn điệu trong cách thức xử lý đổ vỡ sẽ làm mất đi tính linh hoạt, mềm dẻo và khả năng sáng tạo của DIV, đồng thời cũng làm mất đi cơ hội giảm bớt những tổn thất không đáng có cho nền kinh tế khi có đổ vỡ xảy ra. Cho đến nay, FDIC là một trong những tổ chức BHTG đa năng trên thế giới. Theo Luật BHTG Hoa Kì, FDIC được phép triển khai cả bốn biện pháp xử lý đổ vỡ ngân hàng sau:
+ Tiền gửi được BH sẽ được chi trả hết.
+ Chuyển nhượng các giao dịch bán và giao dịch đảm nhiệm: tổ chức BHTG sẽ giàn xếp việc chuyển tất cả các khoản tiền gửi được BH cùng với toàn bộ hay một số tài sản của tổ chức bị đổ vỡ sang một tổ chức khác hoạt động lành mạnh. Tổ chức tiếp nhận này sẽ đảm nhiệm việc thanh toán cho các khoản tiền gửi được BH.
+ Hợp nhất với ngân hàng lớn mạnh có sự hỗ trợ tài chính: Tổ chức BHTG sẽ thỏa thuận để một tổ chức có khả năng tài chính lớn mạnh mua lại tổ chức gặp khó khăn trước khi nó bị đóng cửa. Toàn bộ vị thế và tài sản của tổ chức bị đổ vỡ nói chung được chuyển thành chi nhánh của tổ chức nhận sáp nhập. Cùng với việc này, tổ chức BHTG sẽ hỗ trợ về mặt tài chính cho tổ chức nhận sáp nhập.
+ Thực hiện trợ giúp tài chính cho ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ nhằm ngăn chặn sự đóng cửa của ngân hàng này: Nếu một tổ chức chỉ đơn thuần là đang gặp phải vấn đề thanh khoản và không thể giải quyết được thông qua các khoản vay từ Ngân hàng trung ương hay từ các tổ chức khác, tổ chức BHTG sẽ trợ giúp bằng việc cho vay hay gửi tiền ở các tổ chức này. Tuy nhiên, khi một tổ chức tham gia BHTG đang lâm vào tình trạng vỡ nợ thì tổ chức BHTG có thể giúp tăng năng lực tài chính cho nó bằng cách bơm thêm
http://svnckh.com.vn 58
vốn cổ phần hay mua lại nhũng tài sản “xấu” của nó. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức BHTG thậm chí còn thay đổi ban quản lý cũ của tổ chức này vì họ phải chịu trách nhiệm về tình trạng vỡ nợ của tổ chức.
Đặc thù của hệ thống BHTG Việt Nam là có hai nhóm tổ chức tham gia BHTG với quy mô hoàn toàn khác biệt nhau: các Quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tín dụng ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Bởi vậy, ta cần ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp trong việc xử lý đổ vỡ đối với mỗi nhóm. Trước mắt, ta chỉ nên áp dụng nhiều hơn một trong số bốn biện pháp xử lý đổ vỡ đã nêu ở trên đối với các Quỹ tín dụng nhân dân để làm thí điểm khi nhân rộng cho cả hệ thống.