Bài học về hạn mức chi trả BHTG

Một phần của tài liệu Bài học cho tổ chức tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi LB Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 2010.pdf (Trang 60 - 62)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.5. Bài học về hạn mức chi trả BHTG

Việc điều chỉnh kịp thời và hợp lý HMCT tiền gửi là một nhân tố rất quan trọng trong việc ổn định tâm lý của người gửi tiền, đặc biệt là khi xảy ra đổ vỡ của các ngân hàng nhằm tránh tình trạng người dân ồ ạt đến ngân hàng rút tiền do tâm lý lo sợ sẽ bị mất số tiền gửi vào ngân hàng. Hạn mức tiền gửi được nâng cao sẽ khiến người dân yên tâm do tổ chức BHTG cam kết sẽ trả cho những người gửi tiền một khoản tiền cao hơn tương ứng với số tiền họ gửi vào các ngân hàng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, có thể thấy việc nâng cao hạn mức chi trả BHTG là một biện pháp được nhiều quốc gia áp dụng. Ở Mỹ, nếu như FDIC không kịp thời nâng hạn mức chi trả cho mỗi khoản tiền gửi của khách hàng từ 100.000 USD lên 250.000 USD thì chắc chắn các ngân hàng ở Mỹ sẽ phải đối mặt với tình trạng người dân đổ xô đi rút tiền và càng lấn sâu hơn vào khó khăn mất khả năng thanh khoản. Tại khu vực châu Âu, trong năm 2008, 25 trên tổng số 27 quốc gia thuộc cộng đồng châu Âu đã điều chỉnh tăng hạn mức chi trả BHTG hoặc chuyển sang chi trả không giới hạn. Tại châu Á, việc điều chỉnh hạn mức cũng được nhiều quốc gia thực hiện, trong đó Ðài Loan và Hồng Kông đã

http://svnckh.com.vn 61

chuyển sang chi trả không giới hạn. Hầu hết các quốc gia trong khu vực Ðông - Nam Á, là thành viên Ủy ban khu vực châu Á thuộc Hiệp hội BHTG quốc tế đã tăng hạn mức chi trả BHTG37. Mặc dù trong thời điểm hiện tại thì Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính nhưng chúng ta vẫn nên cân nhắc vấn đề này. Hiện nay, DIV vẫn giữ nguyên hạn mức chi trả BHTG từ năm 2005 cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của mỗi khách hàng tại một tổ chức tham gia BHTG tối đa là 50 triệu đồng (bao gồm cả gốc và lãi). Nếu khoản tiền gửi lớn hơn mức 50 triệu đồng thì sẽ được nhận tiếp phần vượt trên 50 triệu đồng trong quá trình thanh lý tổ chức tham gia BHTG bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật. Hạn mức BHTG còn được xác định dựa theo tình hình kinh tế và GDP bình quân đầu người của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, khi mà GDP bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước (GDP đầu người năm 2007 là 834 USD, năm 2008 là 1.034 USD và năm 2009 khoảng 1.100 USD) cộng với tốc độ trượt giá ngày càng nhanh thì có nhiều ý kiến cho rằng hạn mức chi trả 50 triệu đồng không còn phù hợp.

Vừa rồi trong gói giải pháp về tài chính, DIV cũng đã đề xuất với chính phủ về việc nâng hạn mức BHTG lên 200 triệu đồng38

dựa trên cơ sở 4 căn cứ là tình hình kinh tế và hệ thống tài chính - ngân hàng đang phải chịu tác động xấu của thị trường tài chính quốc tế; GDP bình quân đầu người; số lượng người gửi tiền; năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và chính sách của Chính phủ về hoạt động này nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định chính thức. 37 http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&News=1249&CategoryID=3 38 http://vneconomy.vn/20090120094741427P0C6/de-xuat-nang-muc-bao-hiem-tien-gui- len-gap-4-lan.htm

http://svnckh.com.vn 62

Một phần của tài liệu Bài học cho tổ chức tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi LB Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 2010.pdf (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)