Những tồn tại và hạn chế:

Một phần của tài liệu Bài học cho tổ chức tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi LB Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 2010.pdf (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.2.Những tồn tại và hạn chế:

Tuy nhiên, hoạt động BHTG ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, cụ thể như:

Thứ nhất, văn bản pháp lý điều chỉnh lĩnh vực hoạt động BHTG mới chỉ ở mức Nghị định, trong khi hầu hết các lĩnh vực về hoạt động tài chính – ngân hàng đều đã có luật điều chỉnh27. Điều này làm hạn chế địa vị pháp lý của DIV, chưa tương xứng với vai trò, chức năng trong việc phải điều chỉnh một lĩnh vực hoạt động rộng khắp, mang tính nhạy cảm cao, liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của hàng triệu lượt người gửi tiền và hàng nghìn tổ chức tham gia BHTG, đặc biệt khi có sự kiện BH xảy ra sẽ nảy sinh xung đột về quyền lợi, mà vấn đề này lại có liên quan đến sự điều chỉnh của hầu hết các bộ luật, hiến pháp. Trong khi đó, tại hầu hết các nước trên thế giới có mô hình BHTG hoạt động hiệu quả thì khuôn khổ pháp luật cho chính sách BHTG đều là Luật. Có thể dẫn chiếu một số Luật như: “Luật BHTG” của Mỹ, “Luật BHTG Ngân hàng” của Canada, “Luật về ngành tín dụng” của Đức, “Luật BHTG” của Nhật, “Luật BHTG” của Đài Loan, “Luật DDOEF No 94-6” của Pháp28. Như vậy, Luật BHTG là khuôn khổ pháp luật, là nền tảng pháp lý để tạo dựng vị thế cho chính sách BHTG, cũng như cho sự phát

27 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng.

http://svnckh.com.vn 47

triển ổn định của hệ thống BHTG, góp phần thực thi hiệu quả các chính sách của quốc gia.

Thứ hai, năng lực tài chính của tổ chức BHTG còn thấp so với thông lệ quốc tế. Tổng lượng vốn đầu tư của DIV tính đến 30/11/2009 là 4879 tỷ đồng trong đó phần chênh lệch 3879 tỷ đồng là do tích lũy trong 10 năm từ tiền lãi đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi và tiền thu phí BHTG 29

-

DIV DIV

Thêm vào đó, việc cấp vốn cho tổ chức BHTG theo tỷ lệ bao nhiêu, phải duy trì tỷ lệ như thế nào và vốn cấp là bao nhiêu thì phù hợp cũng chưa được xem xét đầy đủ.

Thứ ba, hiện nay Việt Nam vẫn đang áp dụng cách tính phí BH đồng hạng. Cách tính phí này tương đối phù hợp cho giai đoạn đầu mới thành lập. Tuy nhiên, hiện nay bắt đầu nảy sinh sự bất công cho phía các tổ chức tham gia BHTG hoạt động tốt, rủi ro thấp, đồng thời lại tạo cơ hội cho những tổ chức tham gia BHTG có mức rủi ro cao lạm dụng để trục lợi.

Thứ tư, năng lực tiếp nhận và xử lý các tổ chức bị đổ vỡ của DIV còn rất hạn chế. Mặc dù đã đưa ra một đề án với 7 kịch bản để tiếp nhận và xử lý các tổ chức đổ vỡ dựa trên nguyên tắc thị trường, chi phí thấp nhất, thời gian nhanh nhất, thu hồi được tài sản cao nhất, có hiệu quả và chia sẻ được rủi

29 Nguyễn Thị Thuận (2009), “Nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới”, Thông tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, (13), 12/2009, tr.34.

http://svnckh.com.vn 48

ro30 nhưng thực tiễn cho thấy, khi có một tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn thì vai trò của DIV mới chỉ dừng lại ở việc chi trả tiền BH cho người gửi tiền và tham gia vào quá trình thanh lý tài sản của tổ chức bị đổ vỡ. Tính đến nay, DIV đã thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho 1519 người gửi tiền với tổng số tiền là 18.700 triệu đồng tại 37 Quỹ tín dụng trên phạm vi toàn quốc31

.

Thứ năm, mặc dù DIV đang tích cực đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhưng nhận thức của công chúng về BHTG và vai trò của tổ chức BHTG đối với người gửi tiền và hệ thống tài chính còn hạn chế. Đây là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro do sự cố rút tiền hàng loạt khi có những thông tin không chính xác gây hoảng loạn ngân hàng làm mất an toàn hệ thống. Bên cạnh đó, việc công khai, minh bạch về thông tin tài chính của các tổ chức tham gia BHTG còn ít được coi trọng, hoặc đã công khai thì số liệu cũng đã được chỉnh sửa, làm cho các thông tin cung cấp ra thị trường bị sai lệch. Đối với một số chức năng, nhiệm vụ như chức năng giám sát, kiểm tra tuy được giao nhưng lại không quy định chế tài xử lý nên hiệu quả không cao.

Một phần của tài liệu Bài học cho tổ chức tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi LB Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 2010.pdf (Trang 46 - 48)