Quỹ vốn của FDIC bị sụt giảm nặng nề do phải chi trả quá nhiều trong

Một phần của tài liệu Bài học cho tổ chức tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi LB Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 2010.pdf (Trang 29 - 34)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Quỹ vốn của FDIC bị sụt giảm nặng nề do phải chi trả quá nhiều trong

trong các cuộc đổ vỡ ngân hàng. Tuy nhiên, FDIC vẫn thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc tiếp nhận và xử lý ngân hàng đổ vỡ, giải quyết nhanh gọn, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Mỹ

Khủng hoảng tài chính ở Mỹ trong giai đoạn 2007-2010 đã dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng tại quốc gia này. Nếu như trong năm 2007, con số ngân hàng bị đóng cửa là 3 ngân hàng với giá trị tổng tài sản vào khoảng 2,6 tỷ USD, thì trong các năm tiếp theo con

http://svnckh.com.vn 30

số này đã tăng lên đáng kể với 25 ngân hàng vào năm 2008 và lên tới 140 ngân hàng phải đóng cửa vào năm 20097. Qua đó có thể thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của khủng hoảng tài chính và sự đổ vỡ mang tính chất dây chuyền của một trong những hệ thống ngân hàng hùng mạnh nhất thế giới.

Tính cho đến ngày 4/6/2010, đã có thêm 80 ngân hàng nữa tại Mỹ phải đóng cửa. Sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng đã đè một gánh nặng lên tổ chức bảo hiểm tiền gửi Liên bang Hoa Kỳ (FDIC). Cụ thể, FDIC đã phải chi trả rất nhiều tiền cho việc xử lý và tiếp nhận các ngân hàng bị phá sản:

FDIC Bank Failures

Year No. of Failed Banks Total Assets of Failed Banks Loss to FDIC’s DIF 2007 3 $2.602.500.000 $113.000.000 2008 25 $373.588.780.000 $15.708.200.000 2009 140 $170.867.000.000 $36.432.500.000 2010 80 $68.171.000.000 $16.786.600.000 Total 248 $615,229,280,000 $69,040,300,000 Nguồn: http://www.calculatorplus.com/savings/advice_failed_banks.html

Từ khi khủng hoảng diễn ra, quỹ vốn của FDIC đã sụt giảm gần 3 lần từ 52,4 tỷ USD vào cuối năm 20078

xuống còn 17,3 tỷ USD vào cuối năm 20089

7 http://www.fdic.gov/bank/historical/bank/index.html

8 http://www.fdic.gov/about/strategic/report/2007annualreport/statements_DIF.html

http://svnckh.com.vn 31

nhiều ngân hàng thua lỗ, kho tiền mặt dự trữ của FDIC tiếp tục bị hao hụt 20%. Và vào hồi tháng 10/2009, quan chức FDIC cho biết quỹ BHTG này đã bị thâm hụt; báo cáo ngày 24/11/2009 lần đầu tiên công bố con số thâm hụt tài khoản của quỹ này là 8,2 tỷ USD10. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1991 tới nay, quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC rơi vào tình trạng âm11

. Theo đà này, FDIC dự tính số lượng ngân hàng sụp đổ sẽ tiêu tốn của cơ quan này khoảng 100 tỷ USD trong vòng 4 năm tới (2010-2013). Với những số liệu kể trên, FDIC đã và đang phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn quỹ bảo hiểm cũng như sự đổ vỡ của hàng loạt các ngân hàng khác trong thời gian tới.

Tuy nhiên trước tình thế

thống ngân hàng. Giai đoạn khủng hoảng tài chính từ năm 2007 đã chứng kiến một loạt các định chế tài chính – ngân hàng khổng lồ của Mỹ sụp đổ như: Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brothers, Merrill Lynch, AIG, Washington Mutual Bank,... gây ra thiệt hại lớn không chỉ đối với hệ thống tài chính ở Mỹ mà còn làm chấn động hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên với cách giải quyết những vụ đổ vỡ rất khéo léo theo nguyên tắc chi phí thấp nhất, chi trả nhanh nhất và bán lại tài sản với giá cao nhất, FDIC đã góp phần giảm bớt thiệt hại, ổn định thị trường. Tính chuyên nghiệp của FDIC trước hết được thể hiện ở việc chỉ vài ngày sau khi một ngân hàng bị đóng cửa, FDIC đã nhanh chóng sắp xếp để toàn bộ tiền gửi của khách hàng ở một ngân hàng được chuyển sang một ngân hàng tiếp nhận khác. Ngân hàng này

10 http://www.webbaohiem.net/tin-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/2791-fdic-roi-vao-tinh-trang-tham- hut-tien-2511-1629.html

http://svnckh.com.vn 32

có thế là một ngân hàng Bắc cầu được FDIC thành lập ra để tạm thời tiếp nhận tiền gửi của khách hàng, duy trì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị đổ vỡ hay một ngân hàng tiếp nhận khác đã được FDIC thương lượng trước. Theo đó, khách hàng vẫn có thể giao dịch bình thường trong khoản tiền gửi ngân hàng của họ qua việc kí séc, sử dụng máy ATM hay thẻ tín dụng. Các loại séc của ngân hàng đổ vỡ vẫn được giao dịch bình thường trong một khoảng thời gian theo quy định, và các khoản nợ của khách hàng vẫn được thanh toán như thường lệ. Bên cạnh đó, toàn bộ hoặc một phần tài sản của ngân hàng cũ cũng sẽ được ngân hàng mới mua lại. Mọi chi phí chênh lệch do việc bán lại tổ chức tài chính bị phá sản sẽ do FDIC chi trả. Có thể dẫn chứng một ví dụ điển hình như việc FDIC giải quyết vụ đổ vỡ của Indy Mac vào tháng 7 năm 2008.

FDIC được lựa chọn là cơ quan tiếp nhận Indy Mac, theo đó FDIC lập ra một ngân hàng bắc cầu

12

Ngoài ra để thực hiện nguyên tắc chi phí tối thiểu, FDIC trước đó đã phải tính toán lựa chọn giữa việc tiến hành chi trả hay thành lập ngân hàng bắc cầu để tiếp quản ngân hàng đổ vỡ. Trong trường hợp của Indy Mac, nếu tiến hành chi

12

http://svnckh.com.vn 33

phục hoạt động của ngân hàng; Indy Mac Federal Bank hoạt động dưới mô hình ngân hàng bán lẻ có 33 chi nhánh và tổng tiền gửi là 6,5 tỷ USD. Đến đầu năm 2009, sau một thời gian khôi phục hoạt động, FDIC đã bán IndyMac cho Tập đoàn đầu tư IMB Hold Co với giá 13,9 tỉ USD13

.

Mới đây, vào tháng 3/2010, FDIC cũng đã đồng ý dàn xếp bán toàn bộ tiền gửi và phần lớn tài sản của ngân hàng Park Avenue (ngân hàng này bị đóng cửa ngày 12/3/2010) cho ngân hàng Valley National Bank. Ngân hàng Valley National Bank đồng ý với sự dàn xếp này. FDIC sẽ chia sẻ thua lỗ về số tài sản được bán cho Valley National Bank14

. Về nguồn vốn đang bị thâm hụt,

15

tăng gấp đôi mức phí mà các ngân hàng phải đóng để đóng góp vào quỹ BHTG vốn đã bị sụt giảm lớn nhất trong 25 năm qua và đã xuống dưới mức quy định tối thiểu theo luật. Cụ thể, từ 01/01/2009, các ngân hàng sẽ bắt đầu phải đóng phí từ 12% – 50% trên 100 USD tiền gửi. Trước đó, mức phí này là 5% – 43%16. Trong năm 2009, FDIC cũng đã thực thi một biện pháp chưa từng có trước đây như yêu cầu các ngân hàng trả trước khoảng 36 tỷ USD phí bảo

13 http://www.laodong.com.vn/Home/My-ban-Ngan-hang-IndyMac/20091/121495.laodong (Lao Động số 3 Ngày 05/01/2009 ) 14 http://tintuc.xalo.vn/00-1867915199/nam_2010_nuoc_my_da_chung_kien_30_ngan_hang_sup_do.html 15 http://www.div.org.vn/news_detail.asp?CatID=33&id=830 16 http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/11/09/vai-tr-của-bảo-hiểm-tiền-gửi-mỹ-trong-quản-l- khủng-hoảng/

http://svnckh.com.vn 34

hiểm để bổ sung quỹ BHTG đã cạn kiệt nặng nề trước sự sụp đổ ồ ạt của các ngân hàng. Đây là lần đầu tiên FDIC yêu cầu phí bảo hiểm trả trước. Theo kế hoạch, các ngân hàng sẽ phải trả trước khoản phí bảo hiểm của họ trong năm 2010-2012 với khoảng 12 tỷ USD/năm.17

Một phần của tài liệu Bài học cho tổ chức tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi LB Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 2010.pdf (Trang 29 - 34)