Về những thành quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Bài học cho tổ chức tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi LB Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 2010.pdf (Trang 43 - 46)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Về những thành quả đã đạt được

Qua hơn chín năm hoạt động, DIV đã có những đóng góp tích cực đến hệ thống tài chính ngân hàng quốc gia:

Bên cạnh việc triển khai có hiệu quả DIV đã

thực hiện công khai hóa chính sách BHTG theo quy định của pháp luật, qua đó góp phần củng cố niềm tin của người gửi tiền đối với tổ chức tham gia BHTG, thúc đẩy việc huy động tiền gửi cho đầu tư phát triển, tăng cường uy tín của các tổ chức tham gia BHTG. Tại khắp các quầy giao dịch của các tổ chức tín dụng đều niêm yết Giấy chứng nhận BHTG hay thông điệp “ tiền gửi được bảo hiểm”. Điều đó chứng tỏ một điều là chính sách BHTG đã thực sự đi vào cuộc sống và sát cánh cùng các tổ chức tín dụng.

Hơn nữa, thông qua việc kiểm soát rủi ro đối với các tổ chức tham gia BHTG bằng các hoạt động giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ, DIV góp phần thúc đẩy quá trình củng cố, chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Việc kiểm soát rủi ro được DIV thực hiện chủ yếu trên cơ sở tiếp nhận và xử lý các thông tin được cung cấp, trao đổi từ các nguồn khác nhau. Thông tin có thể được cung cấp trực tiếp cho DIV từ người gửi tiền hay từ tổ chức tham gia BHTG dưới dạng văn bản, báo cáo hay các file dữ liệu...theo quy định của Nhà nước về BHTG. Sau 5 tháng kể từ khi Quy định về thông tin báo cáo áp dụng cho các tổ chức tham gia BHTG (QĐ 191 – tháng 8/2006) của tổ chức BHTG Việt Nam có hiệu lực, DIV đã hoàn thành xây dựng hệ thống truyền nhận điện tử được thiết kế trên cơ sở website, để thực hiện việc truyền tin báo cáo điện tử và hướng dẫn thực hiện các quy định về thông tin. Các ngân hàng Việt Nam đã nhận thức

http://svnckh.com.vn 44

rõ được vai trò và trách nhiệm của mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thể hiện rõ tinh thần sẵn sàng trong việc áp dụng các quy định chung của thế giới nên đã tích cực triển khai và rất có ý thức cung cấp thông tin cho DIV. Điều này tạo cơ sở tốt cho DIV thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát từ xa, cảnh báo kịp thời để tránh sự đổ vỡ cho các tổ chức tham gia BHTG. Hơn nữa, DIV cũng gửi những thông tin nổi bật và các số liệu chung về hệ thống ngân hàng mỗi quý tới các ngân hàng qua mục “thông tin khách hàng” với mục đích cung cấp thêm thông tin tham khảo cho những ngân hàng quan tâm tới công tác đánh giá và phân tích, góp phần làm tăng tính minh bạch và công khai cho hoạt động kiểm tra giám sát của DIV.

Ngoài ra, DIV cũng có thể nắm được thông tin gián tiếp nhờ việc trao đổi thông tin với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành cũng như các cơ quan có liên quan đến hoạt động BHTG. Theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về BHTG25 26, việc trao đổi, chia sẻ thông tin giữa Thanh tra Ngân hàng Nhà nước-Ban kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước tại tổ chức tham gia BHTG với DIV được thực hiện bằng văn bản theo định kì và đột xuất (nếu có), thông qua hình thức khai thác thông tin cần thiết cho DIV đưới dạng truyền qua mạng tin học của Cục Công nghệ tin học Nhà nước- Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, DIV còn tiến hành kiểm tra đối với những tổ chức tham gia BHTG về việc chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng như: các tỷ lệ đảm bảo an toàn, các giới hạn đảm bảo an toàn, dự phòng rủi ro...Thông qua việc giám sát rủi ro của các tổ chức tham

25 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi.

26 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 2005), Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về BHTG.

http://svnckh.com.vn 45

gia BHTG, DIV từng bước tiến tới thực hiện phân loại, xếp loại, cho điểm để đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động của từng tổ chức nhằm thực hiện lộ trình áp dụng loại phí BH điều chỉnh theo mức độ rủi ro.

DIV cũng đã thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ tài chính đối với một số tổ chức tham gia BHTG có khó khăn tạm thời về tài chính, tránh nguy cơ đổ vỡ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, sâu rộng đến sự an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng và sự ổn định chính trị, kinh tế- xã hội. Nghị định 109/NĐ-CP ngày 24/8/2005 ra đời là khung pháp lý cho hoạt động hỗ trợ tài chính của DIV trong trường hợp các tổ chức tham gia BHTG có khó khăn về chi trả. Với chức năng này, DIV đã thực sự trợ giúp các tổ chức tín dụng vượt qua khó khăn để phát triển. Sau sự cố xảy ra đối với một số ngân hàng TMCP vào năm 2005, ngoài việc triển khai nghiệp vụ cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được BH cho người gửi tiền, DIV đã triển khai nghiệp vụ bảo lãnh để các tổ chức tham gia BHTG có thể vay của các tổ chức tài chính khác.

Biện pháp xử lý đổ vỡ Ngân hàng hiện nay trong chính sách BHTG Việt Nam được áp dụng nhiều nhất là thực hiện chi trả tiền BH cho các khách hàng của tổ chức bị đổ vỡ. Một tổ chức tham gia BHTG bị coi là đổ vỡ khi tổ chức đó mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động, bị giải thể bắt buộc hoặc bị phá sản, phải chi trả tiền BH. Sau khi đã chi trả BH cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia BHTG bị phá sản, DIV trở thành chủ nợ đối với tổ chức đó và có quyền tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức đó. Tiền thu hồi từ thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG bị phá sản được DIV chuyển vào quỹ dự phòng nghiệp vụ BH, làm tăng thêm nguồn vốn cho quỹ. Hinh thức xử lý đổ vỡ ngân hàng bị phá sản dựa vào trình tự xử lý của Luật Phá sản.

http://svnckh.com.vn 46

Tóm lại là DIV đã thực sự góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, duy trì sự phát triển an toàn lành mạnh của hệ thống các tổ chức tham gia BHTG, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, là nhân tố quan trọng trong việc phát huy nguồn vốn nội lực để phát triển kinh tế, giữ vững ổn định, an ninh kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Bài học cho tổ chức tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi LB Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 2010.pdf (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)