Tăng cường năng lực giám sát để ngăn ngừa và cảnh báo rủi ro đối vớ

Một phần của tài liệu Bài học cho tổ chức tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi LB Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 2010.pdf (Trang 49 - 52)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.1. Tăng cường năng lực giám sát để ngăn ngừa và cảnh báo rủi ro đối vớ

với hoạt động ngân hàng

Bài học được rút ra từ nguyên nhân của khủng hoảng tài chính 2007- 2010. Ta có thể thấy trong cuộc khủng hoảng vừa rồi, việc các ngân hàng sụp đổ hàng loạt đã khiến cho hệ thống tài chính Mỹ điêu đứng. Và trong các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, nguyên nhân chủ yếu là do các tổ chức tài chính tín dụng này đã quá chủ quan và dễ dãi trong việc cho vay tiền mua bất động sản với những hợp đồng cho vay “dưới chuẩn”, cũng như là đầu tư vào các loại chứng khoán bị “nhiễm độc”, nói tóm lại là những khoản đầu tư không an toàn. Đến đây ta càng nhận rõ vai trò của việc giám sát rủi ro trong hoạt động cũng như việc tuân thủ các quy định của pháp luật của các ngân hàng. Ở Mĩ, FDIC dành rất nhiều quan tâm đến việc giám sát các ngân hàng. Nguồn nhân lực thực hiện công tác giám sát hoạt động ngân

http://svnckh.com.vn 50

hàng ở Mỹ được đầu tư đáng kể so với nhiều quốc gia khác. Ngay từ khi mới thành lập tổ chức này đã có hơn 4.000 ủy viên thực hiện công tác kiểm tra. Và cho tới năm 2008, con số này đã lên tới khoảng 8.000 người32

. Nội dung kiểm tra giám sát gồm:

Thứ nhất, kiểm tra việc đảm bảo là thành viên tham gia BHTG và bổ sung vốn nhằm đảm bảo quy định về vốn trong hoạt động ngân hàng.

Thứ hai, kiểm tra khả năng đảm bảo hoạt động lành mạnh và an toàn của ngân hàng với 4 nội dung: xác định chất lượng tài sản hiện có; phát hiện các hoạt động tài chính phát sinh có thể dẫn đến khó khăn tài chính; thẩm định điều hành ngân hàng; phát hiện các hoạt động không bình thường và có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Như vậy, để xây dựng được một mô hình BHTG giảm thiểu rủi ro có hiệu quả thì tổ chức BHTG phải có thẩm quyền can thiệp vào mọi thời điểm trong quá trình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, từ lúc ra đời, phát triển hay suy thoái nhằm kiểm soát và ngăn chặn rủi ro kịp thời.

Trong suốt hơn chín năm hoạt động, BHTG Việt Nam không chỉ có vai trò chi trả cho các tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ mà còn phải giám sát thường xuyên, liên tục các tổ chức này. Giám sát liên tục bao gồm việc giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Cơ quan giám sát không có quy định hoặc không có đủ nguồn lực để kiểm tra tại chỗ định kì thì có thể thực hiện giám sát từ xa đối với các tổ chức tham gia BHTG, cách thức như đã được nhóm nghiên cứu phân tích trong phần thực trạng hoạt động.

Vấn đề của DIV hiện nay là chưa xây dựng được một mô hình hoạt động theo nguyên tắc giảm thiểu rủi ro hiệu quả cũng như chưa được phép can thiệp vào hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, đồng thời, việc tiếp cận các thông tin về các tổ chức này còn nhiều hạn chế. Điều này đã gây trở

http://svnckh.com.vn 51

ngại cho việc cảnh báo rủi ro sớm ngay từ bên trong để ngăn chặn những đổ vỡ đáng tiếc có thể xảy ra. Mục tiêu của chính sách BHTG ở Việt Nam là xây dựng hệ thống giám sát đủ mạnh theo thông lệ quốc tế cả về khung pháp lý và cơ sở vật chất kĩ thuật cho hệ thống nhằm quản lý các rủi ro để ngăn chặn, phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất xảy ra với hệ thống BHTG. Để làm được điều này, trước hết nước ta cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động BHTG tại Việt Nam, trong đó cần xây dựng Luật về BHTG làm cơ sở cho DIV phát huy tốt nhất vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng. Các văn bản pháp luật để ban hành chính sách BHTG có "khung, hình" càng cao thì địa vị pháp lý của chính sách càng cao, từ đó, việc giám sát sẽ chặt chẽ và có hiệu quả hơn. Hiện nay, ở nước ta chưa có Luật BHTG mà các văn bản quy định quyền hạn và hoạt động của DIV chỉ dừng lại ở Nghị định và các văn bản dưới luật33; các văn bản dưới luật lại chưa thống nhất, đồng bộ nhau nên đã làm giảm năng lực hoạt động và đóng góp trong việc ổn định hệ thống tài chính quốc gia của hoạt động BHTG. Do đó, cần xây dựng Luật BHTG kế thừa những quy định tại các văn bản trước đây, học hỏi kinh nghiệm quốc tế nhưng cũng cần vận dụng phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và cần có sự tương thích với các Bộ Luật khác trong nền kinh tế mà trước hết là Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các TCTD và Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng... Luật BHTG cần quy định rõ mối quan hệ và cách thức giải quyết các mối quan hệ giữa tổ chức BHTG, tổ chức nhận tiền gửi và người gửi tiền, quy định rõ chức năng giám sát của tổ

33Nghị định số 89/1999/NĐ-CP (01/09/1999) về bảo hiểm tiền gửi; Nghị định số 109/2005/NĐ-CP (24/08/2005) Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi; Thông tư số 03/2006/TT-NHNN (25/04/2006) Về việc hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP…

http://svnckh.com.vn 52

chức BHTG đối với hoạt động của các tổ chức tài chính – ngân hàng. Việc thực thi các quy định về BHTG là chưa hiệu quả. Các quy định về BHTG đều đã được ban hành nhưng việc thực hiện còn thiếu tính tự giác của các đối tượng liên quan. Trước mắt, trong khi hệ thống thông tin báo cáo và chia sẻ thông tin đầy đủ theo thông lệ quốc tế chưa được xây dựng thì việc thực hiện chia sẻ thông tin, báo cáo theo các quy định hiện hành giữa các cơ quan mạng lưới an toàn tài chính quốc gia là rất cần thiết và nên được quy định trong các văn bản pháp luật phù hợp. Cán bộ giám sát cần tăng tính tự giác trau đồi kiến thức đồng thời cũng cần đào tạo chuyên sâu và có hệ thống. Trong những năm gần đây, thị trường tài chính - ngân hàng đã phát triển nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đi kèm với sự phát triển nhanh của các tổ chức tín dụng là rủi ro tăng cao, công tác giám sát vì thế cũng cần được cập nhật liên tục với tính chuyên môn ngày càng cao. Một trong những lí do của sự kém hiệu quả trong công tác giám sát là sự phức tạp của trong hoạt động của các tổ chức tăng lên nhưng năng lực cán bộ lại không tăng tương ứng. Nước ta còn phải học hỏi rất nhiều từ các nước trên thế giới trong việc đào tạo cán bộ giám sát để theo kịp sự phát triển của ngành ngân hàng - tài chính nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu Bài học cho tổ chức tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi LB Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 2010.pdf (Trang 49 - 52)