7. Kết cấu của đề tài
3.3. Bài học rút ra cho DIV từ vai trò của FDIC trong việc giải quyết khủng
khủng hoảng tài chính Mĩ 2007-2010:
Cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại nước Mỹ trong thời gian vừa qua được xem không chỉ là cuộc khủng hoảng lớn đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới mà mức độ thiệt hại của nó còn có nguy cơ làm cho nền kinh tế toàn cầu suy thoái, hoạt động của nhiều ngân hàng trên thế giới có dấu hiệu suy giảm, niềm tin của người gửi tiền vào ngân hàng bị suy yếu. Mặc dù nền kinh tế cũng như hệ thống tài chính – tiền tệ của Việt Nam không chịu ảnh
30
http://vietbao.vn/Kinh-te/7-tinh-huong-khung-hoang-va-do-vo-cua-cac-ngan-hang-Viet- Nam/65105541/91/
http://svnckh.com.vn 49
hưởng quá nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính này nhưng với việc chính thức trở thành thành viên của WTO (07/11/2007) thì tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng tự do hóa Tài chính – Ngân hàng sẽ khiến những bất ổn tiềm ẩn trên thị trường tài chính thế giới có thể tác động làm gia tăng rủi ro đối với hoạt động tài chính ở Việt Nam. Chính vì thế, một yêu cầu đặt ra đối với nước ta hiện nay là phải theo sát và nắm bắt cách thức tái cấu trúc hệ thống tài chính cũng như biện pháp giải quyết khủng hoảng của các quốc gia khác để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu. Đặc biệt, như đã phân tích ở trên, trong giai đoạn khủng hoảng, BHTG đã chứng tỏ là một công cụ phát huy vai trò hiệu quả trong việc tạo lập niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng; trong đó phải kể đến Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC). Từ vai trò của FDIC trong cuộc khủng hoảng tài chính Mĩ 2007-2010, chúng ta có thể rút ra một số bài học cho Tổ chức BHTG của Việt Nam (DIV).