Tìm hiểu môi trường kiểm soát.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc.doc (Trang 45 - 47)

- Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán.

a.Tìm hiểu môi trường kiểm soát.

Sau khi có được hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng, KTV tiến hành tìm hiểu môi trường kiểm soát thông qua việc tập trung xem xét triết lý và phong cách điều hành của Ban lãnh đạo cũng như các quy trình kiểm soát có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Mục đích của việc tìm hiểu này là đánh giá tổng quát về thái độ, nhận thức và hoạt động của Ban lãnh đạo khách hàng nhằm khẳng định tính hợp lý, độ tin cậy của hệ thống KSNB.

Đối với khách hàng mới như Công ty Vạn Niên, để đạt được hiểu biết về môi trường kiểm soát, kiểm toán viên sẽ tiến hành những buổi gặp gỡ trực tiếp với Ban Giám đốc khách hàng để thu thập thông tin về các yếu tố cấu thành môi trường kiểm soát (cơ cấu tổ chức, giám sát quản lý, cán bộ). Trong các buổi tiếp xúc trực tiếp này, KTV thường đặt câu hỏi trực tiếp với Ban lãnh đạo khách hàng. Từ đó, kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận xét ban đầu về tác phong làm việc, tính chính trực, phong cách điều hành của Ban lãnh đạo - một yếu tố cấu thành quan trọng trong môi trường kiểm soát của Công ty khách hàng.

Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức của Công ty Vạn Niên

Hội đồng quản trị gồm 4 thành viên. Nhiệm kỳ của các thành viên trong Hội đồng quản trị là 3 năm. Hội đồng quản trị được bầu ra hoặc miễn nhiệm bởi Đại hội đồng cổ đông Công ty, sau đó sẽ bầu ra Chủ tịch Hội đồng quản trị và cử Giám đốc điều hành. Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty do Hội đồng quản trị bầu ra có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

Công ty đang áp dụng phương pháp quản lý trực tiếp trong điều hành công việc. Hàng quý Hội đồng quản trị Công ty sẽ họp và quyết định các vấn đề quan trọng nhất có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và thông qua các kế hoạch như kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự... Trên cơ sở những vấn đề đã được Hội đồng quản trị thông qua, Ban Giám đốc Công ty sẽ cụ thể hoá chúng bằng những quyết định kinh doanh cụ thể và chuyển các quyết định này tới cho các phòng ban trong Công ty. Các trưởng phòng chịu trách nhiệm phổ biến quyết định này cho toàn bộ nhân viên trong phòng của mình và đôn đốc, giám sát việc thực hiện của họ. Ngoài ra, Hội đồng quản trị có thể họp đột xuất do Chủ tịch Hội đồng quản trị đề xuất hay do yêu cầu của Giám đốc điều hành hoặc các Phó Giám đốc.

Hàng tháng, Ban Giám đốc và các trưởng phòng tiến hành họp để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng, đối chiếu với các kế hoạch đã được Hội đồng quản trị thông qua và phát hiện những vấn đề bất thường xảy ra. Trên cơ sở đó, Ban Giám đốc sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách xử lý thích hợp.

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị

Giám đốc điều hành BQL dự án công trình xây dụng Phòng kinh doanh Phòng tổ chức Phòng kế toán Siêu thị Maxi Mark Phòng hành chính

Bên cạnh đó, để tăng cường sự quản lý của mình, Hội đồng quản trị bầu ra một Ban kiểm soát, để kiểm tra các hoạt động kinh doanh và tài chính của Công ty, Ban kiểm soát gồm 03 thành viên. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 03 năm, Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của mình, đệ trình lên Hội đồng quản trị các báo cáo về hoạt động kiểm tra và đánh giá về báo cáo hàng năm của Công ty.

Căn cứ vào các thông tin trên KTV nhận định rằng Ban lãnh đạo Công ty Vạn Niên là gồm những người có tác phong quản lý tốt, cơ cấu tổ chức của Công ty là phù hợp với nghành nghề kinh doanh, mặc dù ngành nghề kinh doanh của Công ty khách hàng rất đa dang và phức tạp. Theo đó, môi trường kiểm soát của Công ty Vạn Niên được đánh giá là đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc.doc (Trang 45 - 47)