Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 107,587,148 271,633,025 164,045,877 152

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc.doc (Trang 53 - 56)

III Bất động sản đầu tư

17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 107,587,148 271,633,025 164,045,877 152

Thông qua việc phân tích xu hướng trên, KTV nhận thấy có những khoản biến động bất thường cần phải được tìm hiểu như:

- Trả trước người bán giảm gần 8 tỷ (9.13%).

- Tài sản cố định vô hình tăng hơn 7.5 tỷ (1,266.83%). - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng hơn 24 tỷ (40.06%). - Đầu tư dài hạn khác tăng gần 61 tỷ

- Vay và nợ ngắn hạn giảm gần 38 tỷ (85.18%). - Vay và nợ dài hạn tăng gần 108 tỷ (96.09%).

- Doanh thu hoạt động tài chính giảm gần 1.3 tỷ (59.49%). - Các khoản giảm trừ doanh thu tăng tới 2,094.97%

- Quỹ khen thưởng phúc lợi tăng tới 8,770.74%

Tiếp theo thủ tục phân tích xu hướng được thực hiện bằng cách KTV sẽ tiến hành đối chiếu trị số của các chỉ tiêu có quan hệ với nhau, nhằm tìm ra những bất hợp lý, sự thiếu logic của các chỉ tiêu trên BCTC.

- Mặc dù các khoản vay của Công ty tăng rất lớn nhưng khoản chi phí tài chính của Công ty lại giảm tới 55.56% tương đương với hơn 1 tỷ đồng.

- Doanh thu của Công ty tăng tới hơn 4 tỷ, tuy nhiên khoản tiền mặt và phải thu khách hàng của Công ty chỉ tăng khoảng 2 tỷ.

3.2.4. Xác định mức trọng yếu

Bước tiếp theo trong khâu lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại AULAC là việc đánh giá mức trọng yếu của các khoản mục trên BCTC.

Mức trọng yếu là giá trị của sai sót dự tính nếu có thì sẽ gây ảnh hưởng tới tính sát thực của việc trình bày thông tin trên BCTC, từ đó ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng BCTC.

Việc xác định mức trọng yếu được AULAC quy định như sau: -Từ 4% đến 8% đối với lợi nhuận trước thuế.

- Từ 0.4% đến 0,8% đối với doanh thu.

- Từ 1,5% đến 2% đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Từ 0,8% đến 1% đối với tổng tài sản.

- Từ 1,5% đến 2% đối với nợ ngắn hạn.

Mức trọng yếu có thể thay đổi trong quá trình thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp khách hàng và phụ thuộc vào sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV.

Bảng 3.6: Bảng tính mức trọng yếu Khoản mục

Tỷ lệ % Thấp

nhất nhấtCao

Số tiền

Ước tính mức trọng yếu

Tối thiểu Tối đa

Lợi nhuận trước thuế 4.0 8.0 377,268,090 15,090,724 30,181,447

Doanh thu 0.4 0.8 13,796,565,421 55,186,262 110,372,523

TSLĐ & ĐTNH 1.5 2.0 92,337,254,594 1,385,058,819 1,846,745,092

Nợ ngắn hạn 1.5 2.0 48,464,735,550 726,971,033 969,294,711

Tổng tài sản 0.8 1.0 288,542,460,688 2,308,339,686 2,885,424,607

Mức ước lượng 15,090,724 2,885,424,607

Lựa chọn mức trọng yếu là 15,090,724

Sau khi tính toán được mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV tiến hành phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên thực tế, rất khó dự đoán được các tài khoản nào có khả năng sai số, do đó việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục là việc phán xét nghiệp vụ khó. Mục đích của việc phân bổ này là nhằm giúp KTV xác định bằng chứng thích hợp đối với tài khoản để thu thập với mục tiêu làm tối thiểu hoá chi phí kiểm toán.

Khi kết thúc kiểm toán, KTV phải tin tưởng các sai sót kết hợp trong tất cả các tài khoản phải ít hơn hoặc bằng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

AULAC chỉ tiến hành phân bổ tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCĐKT mà không thực hiện phân bổ cho các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD vì các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD được tạo ra từ các chỉ tiêu trên BCĐKT.

Công thức phân bổ mức trọng yếu được tính như sau:

bi = *Xi*ai

Trong đó B: Mức trọng yếu đối với toàn bộ BCTC

Xi: Số dư của khoản mục i

ai: Hệ số phân bổ của khoản mục i

bi: Mức trọng yếu đối với khoản mục i

Hệ số phân bổ là do KTV lựa chọn, việc lựa chọn này tuỳ thuộc vào nhận định của từng KTV, nó phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp...

Bảng 3.7: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục

Khoản mục Hệ só phân bổ

Số dư tài khoản Sai số có thể chấp nhận được Sai số thừa Sai số thiếu

Tiền 1 2,126,843,483 19,726 19,726

Các khoản phải thu 3 80,091,749,903 2,228,498 2,228,498 Hàng tồn kho 2 9,016,555,500 167,253 167,253

TSLĐ khác 1 1,102,105,707 10,222 10,222

TSCĐ và đầu tư dài hạn 3 196,205,206,095 5,459,276 5,459,276 Nợ ngắn hạn 2 48,464,735,550 898,999 898,999 Nợ dài hạn 3 219,959,440,914 6,120,222 6,120,222 Vốn chủ sở hữu 1 20,111,284,225 186,528 186,528

Cộng 15,090,724 15,090,724

3.2.5 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán

Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và hệ thống KSNB, KTV sẽ đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng có hữu hiệu và đáng tin cậy hay không, nhận định những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải, từ đó xem xét mức độ ảnh hưởng của những rủi ro đó đến việc lập BCTC, đến từng khoản mục trên BCTC.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc.doc (Trang 53 - 56)