Tìm hiểu hệ thống kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc.doc (Trang 47 - 49)

- Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán.

b.Tìm hiểu hệ thống kế toán

Việc tìm hiểu, soát xét hệ thống kế toán của khách hàng là một việc làm không thể thiếu trong khâu lập kế hoạch kiểm toán nói riêng và trong quy trình kiểm toán BCTC nói chung với mục đích:

- Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong Hệ thống kế toán để xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán, xác định rủi ro trong các phần hành để có thể tăng hoặc giảm mức độ và phạm vi kiểm tra trong từng phần hành.

- Xác định chính sách và phương pháp chủ yếu áp dụng.

Quá trình soát xét hệ thống kế toán cũng áp dụng các phương pháp là quan sát, phỏng vấn và thu thập tài liệu, cụ thể:

- KTV yêu cầu Kế toán trưởng Công ty Vạn Niên cung cấp tài liệu về các chính sách kế toán, hệ thống tài khoản và sơ đồ hạch toán mà đơn vị áp dụng.

- Phỏng vấn Kế toán trưởng và các nhân viên kế toán về quy trình hạch toán áp dụng, hình thức ghi chép, việc lưu trữ bảo quản chứng từ, sổ sách, cách bố trí đội ngũ nhân viên kế toán và chức năng nhiệm vụ của từng người...

- Quan sát hệ thống chứng từ sổ sách, quá trình ghi chép, sử dụng hệ thống máy tính của nhân viên kế toán..., đồng thời KTV xem xét việc hạch toán thực tế hàng ngày tại phòng kế toán để đánh giá xem việc hạch toán này có tuân thủ các quyết định đã được Bộ Tài chính phê chuẩn hay không.

Các thông tin về hệ thống kế toán của Công ty Vạn Niên mà KTV của AULAC thu thập được trong bước công việc này như sau:

Chế độ kế toán: Công ty Vạn Niên đang áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam ban

hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn kèm theo.

Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính

Bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty khách hàng gồm 6 người. Đội ngũ

nhân viên kế toán đều tốt nghiệp đại học và thành thạo về chuyên môn. Sơ đồ dưới đây trình bày về tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Vạn Niên.

Sơ đồ 3.4 : Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Vạn Niên

Đặc điểm và yêu cầu hạch toán kế toán của Công ty khách hàng

Tại phòng kế toán, chứng từ kế toán được đánh số thứ tự và liên tiếp, được lưu trữ đầy đủ, gọn gàng, thuận tiện cho việc đối chiếu và kiểm tra. Sổ sách kế toán được in và lưu trữ đầy đủ. Do Công ty Vạn Niên thực hiện kế toán trên máy vi tính nên số liệu kế toán dễ kiểm tra và đối chiếu khi cần thiết. Phần mềm Công ty đang sử dụng là phần mềm Fast 2004, đang được phổ biến hiện nay. Các mẫu biểu báo cáo nhìn chung phù hợp với quy mô hoạt động và đặc điểm kinh doanh của Công ty.

Một số chính sách kế toán chủ yếu mà Công ty áp dụng

- Chính sách kế toán về ngoại tệ:

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND).

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.

- Chính sách kế toán về hàng tồn kho:

Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp thực tế đích danh

Kế toán trưởng Kế toán Công nợ Kế toán Hàng tồn kho Kế toán Tiền mặt Thủ quỹ Kế toán tổng hợp

Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

- Chính sách kế toán về tài sản cố định:

Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.

Khấu hao TSCĐ được trích theo phương pháp đường thẳng.

- Doanh thu: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:

+ Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá đã được chuyển giao cho người mua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

+ Công ty thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Sau khi đã tìm hiểu về môi trường kiểm soát và hệ thống kế toán của Công ty khách hàng, KTV có thể đánh giá sơ bộ về hệ thống KSNB của khách hàng. Tuy nhiên, để đánh giá hệ thống KSNB được thiết kế và hoạt động một cách hữu hiệu hay không thì KTV phải tìm hiểu các thủ tục kiểm soát được áp dụng tại Công ty khách hàng để có thể khẳng định rằng hệ thống KSNB có thể phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu hay không.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc.doc (Trang 47 - 49)