Kết quả của giải pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc.doc (Trang 72 - 74)

Với việc xây dựng hệ thống câu hỏi để đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán theo thang điểm, KTV và Công ty kiểm toán bên cạnh việc đánh giá được khả năng chấp nhận kiểm toán còn đánh giá được mức độ rủi ro của hợp đồng kiểm toán.

4.2 Giải pháp 2: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

- Căn cứ đề ra giải pháp.

Với số lượng mẫu đã dự kiến được, KTV sẽ chọn các phần tử mẫu dự kiến sẽ được kiểm tra dựa theo sự xét đoán của mình. Cách chọn mẫu như trên có ưu điểm là sẽ hướng trọng tâm của các thủ tục kiểm toán vào những vùng có độ rủi ro cao để kiểm tra. Tuy nhiên cách chọn mẫu này đòi hỏi KTV phải có trình độ, kinh nghiệm và khả năng xét đoán, điều này đòi hỏi KTV phải tự nghiên cứu, trao dồi kiến thức thực tế và nâng cao nghiệp vụ. Nhưng phương pháp này đem lại khả năng rủi ro cao khi sự xét đoán của KTV không phù hợp, đặc biệt là trong các cuộc kiểm toán phức tạp.

Cũng chính vì phụ thuộc vào sự xét đoán của KTV nên mẫu được chọn ra không khách quan và không mang tính đại diện, dẫn đến kết luận mà KTV đưa ra về tổng thể đang được kiểm toán dựa trên cơ sở khái quát kết quả kiểm tra mẫu có thể không chính xác. Thêm vào đó phương pháp chọn mẫu theo sự xét đoán không diễn ra theo một quy trình cụ thể nào nên có thể gây khó khăn cho người chịu trách nhiệm soát xét lại công việc của KTV.

- Mục đích của giải pháp

Do đó KTV chỉ nên áp dụng cách chọn mẫu dựa trên sự phán xét đối với những tài khoản có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bởi vì đối với những tài khoản này, bằng cách chọn mẫu dựa trên sự phán xét của KTV có thể nhanh chóng có được mẫu chọn trong khi mẫu chọn vẫn mang tính đại diện khá cao.

Còn đối với những tài khoản có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, KTV nên chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên - một phương pháp chọn mẫu khách quan, khoa học và đảm bảo cho mọi phần tử của tổng thể đều có khả năng được chọn mẫu như nhau.

Trong kiểm toán, chọn mẫu ngẫu nhiên có thể được tiến hành theo 3 phương pháp là Chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy vi tính và chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống.

Ở đây ta có thể áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy vi tính. Các chương trình chọn lựa các số ngẫu nhiên được cài sẵn trong máy vi tính của các KTV.

Quy trình chọn mẫu theo Bảng số ngẫu nhiên có thể gồm 3 bước sau:

Bước1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất.

Đó là việc gán cho mỗi phần tử của tổng thể với một con số duy nhất để từ đó ta có thể có được mối quan hệ giữa các số duy nhất trong tổng thể với các con số của chương trình máy vi tính.

Trong trường hợp các phần tử là các hoá đơn, chứng từ đã được đánh số trước bằng các con số duy nhất thì có thể sử dụng ngay các con số này cho việc chọn mẫu.

Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa đối tượng kiểm toán đã được định lượng với các số ngẫu nhiên được tạo thành từ máy vi tính.

Do đối tượng kiểm toán đã được định lượng bằng các con số cụ thể nên vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng được mối quan hệ giữa các con số của tổng thể với các con số ngẫn nhiên được tạo thành từ máy vi tính.

Bước 3:Thực hiện chọn mẫu theo chương trình máy vi tính.

Để thực chọn mẫu theo chương trình máy vi tính, KTV sẽ phải đưa vào chương trình số nhỏ nhất và số lớn nhất trong dãy số thứ tự của đối tượng kiểm toán, quy mô mẫu cần chọn, số lượng các con số ngẫu nhiên cần có và có thể cần có một số ngẫu nhiên làm điểm xuất phát.

Sau khi thực hiện chương trình, KTV sẽ thu được bảng kê số ngẫu nhiên theo trật tự lựa chọn hoặc theo dẫy số tăng dần hoặc cả hai.

Để minh hoạ cho quá trình chọn mẫu này ta có thể lấy ví dụ sau:

Công ty khách hàng có 5000 khoản phải thu khách hàng được đánh số thứ tự từ 0001 đến 5000. KTV cần chọn ra 110 khoản để kiểm toán.

- Bước 1: Do các khoản phải thu đã được định lượng bằng hệ thống con số duy nhất

từ 0001 đến 5000 từ trước, nên KTV không cần phải thực hiện bước này.

- Bước 2: KTV xác định số lượng các con số ngẫu nhiên cần có là 9999. Như vậy các

số ngẫu nhiên sẽ có 4 chữ số và sẽ có mối quan hệ tương quan 1-1 giữa định lượng đối tượng kiểm toán và các số ngẫu nhiên.

- Bước 3: KTV xác định số nhỏ nhất và lớn nhất trong dãy số thứ tự của đối tượng

kiểm toán là 1 và 5000, quy mô mẫu chọn là 110, số lượng các con số ngẫu nhiên là 9999. Sau khi thực hiện chương trình KTV sẽ thu được bảng kê số ngẫu nhiên theo trật tự lựa chọn.

- Kết quả của giải pháp

Với việc chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy vi tính, bên cạnh việc mẫu được chọn ra một cách khách quan và mang tính đại diện cao của một phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phương pháp chọn mẫu bằng chương trình máy vi tính còn có ưu điểm nổi bật là làm giảm sai sót chủ quan của con người (rủi ro không do chọn mẫu) trong quá trình chọn mẫu.

Trong tình hình hiện tại, với việc mỗi kiểm toán đều có 1 máy tính xách tay khi làm việc thì việc sử dụng phương pháp này khá đơn giản. Do đó chi phí phải bỏ ra để thực hiện phương pháp này không nhiều.

Phương pháp này được nhiều công ty kiểm toán vận dụng phổ biến vì nó tiết kiệm thời gian, giảm khả năng sai sót của KTV khi lựa chọn con số.

4.3 Giải pháp 3: Bổ sung phân tích các tỷ suất tài chính

- Căn cứ đề ra giải pháp.

Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ BCTC, KTV thường không sử dụng tất cả các thủ tục phân tích để phân tích tổng quát BCTC mà thường chỉ dựa trên thủ tục phân tích ngang (phân tích chênh lệch) là chủ yếu và các thủ tục phân tích này được thực hiện trên các số dư tài khoản có sự biến động lớn. Việc sử dụng các thủ tục phân tích chênh lệch có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và không đòi hỏi nhiều kiến thức về phân tích tài chính của người thực hiện. Tuy nhiên phân tích chênh lệch có nhược điểm là xem xét các số liệu một cách riêng rẽ, rời rạc, chưa thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau mà chính các tỷ suất thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu trên BCTC mới thực sự cung cấp cho KTV nhiều thông tin hữu ích về thực trạng tài chính của khách hàng.

- Mục đích của giải pháp

Các tỷ suất mà KTV thường sử dụng trong thủ tục phân tích tổng quát là tỷ lệ thanh toán, các chỉ số lới tức, hiệu suất sử dụng vốn, tỷ lệ công nợ, khả năng thanh toán công nợ... nhằm giúp KTV xử lý một cách tối đa các dữ liệu được cung cấp để tìm hiểu tất cả các khía cạnh hoạt động kinh doanh của khách hàng, phục vụ cho việc lý giải đầy đủ các rủi ro, các bằng chứng sẽ thu thập trong suốt cuộc kiểm toán và cũng giúp cho KTV giảm bớt công việc phán đoán các rủi ro về sai phạm có thể xảy ra trên Báo cáo Kiểm toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc.doc (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w