quí III năm 2010
Theo thống kê của Phòng Tài nguyên trong năm 2009 vừa qua cho tới quý III năm 2010 thì tình hình chuyển nhượng đất diễn ra rất sôi động , từ đó đã tạo ra nguồn thu thuế đất đáng kể vào ngân sách nhà nước, cụ thể là: năm 2009 là 13 tỉ 930 triệu, hết quí III năm 2010 là 17 tỉ 700 triệu đồng (Nguồn: Chi cục thuế Quận Ô Môn). Đất được chuyển nhượng chủ yếu là đất thổ cư, một số ít là trồng cây lâu năm. Nguyên nhân làm số lượng các cuộc chuyển nhượng đất thổ cư lớn như thế lo do như cầu mặt bằng xây dựng cơ sở buôn bán kinh doanh của người dân địa phương, người bị thu hồi đất bởi các dự án, số người từ nơi khác đến muốn có nơi để ở hoặc cần mặt bằng để kinh doanh và đặt trụ sở cơ quan…
Một thực trạng ở Ô Môn đang diễn ra là nạn “đầu cơ đất”. Do có một số tuyến đường mới mở như tỉnh lộ 920B nối từ quốc lộ 91 và phường Thới An, tuyến số 2 nối từ quốc lộ 91B và nhà máy nhiệt điện Ô Môn, tạo điều kiện cho giá đất tăng lên do có sự quy hoạch. Một số nhà đầu tư, người có một số tiền tích trữ lớn nhưng chưa biết đầu tư vào đâu, lại tìm mua đất chờ khi giá đất lên cao thì chuyển nhượng lại nhằm kiếm lời sẽ mua lại đất nông nghiệp chuyển đổi lên thổ cư để bán lại khi có nhu cầu. Mặc dù nhà nước đã có nhiều biện pháp như thu thuế chuyển nhượng bất động sản, đánh thuế luỹ tuyến đối với người sở hữu cùng lúc nhiều bất động sản…để hạn chế tình trạng này nhưng nó vẫn tiếp diễn. Không chỉ riêng nơi đây mà nhiều địa phương khác trong cả thành phố cũng gặp phải tình trạng này. Mặc dù trong thời gian qua suy thoái kinh tế ảnh hưởng rất nhiều đến việc chọn lĩnh vực đầu tư nhưng nhiều người cho rằng đầu tư vào bất động sản cũng rất mạo hiểm nhưng vẫn an toàn hơn so với đầu tư vào thị trường vàng hay thị trường chứng khoán. Vì vậy, điều này cũng đã tác động làm tăng số cuộc chuyển nhượng tại địa phương lên như hiện nay.
Một nguyên nhân làm tăng số vụ chuyển nhượng là trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều dịch vụ pháp lý chuyên lo các thủ tục giấy tờ hợp thức hóa các hợp đồng chuyển nhượng. Do vậy người chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng không phải tốn thời gian tại các cơ quan có thẩm quyền. Dịch vụ này vừa nhanh, gọn và giá cho mỗi hợp đồng cũng khác nhau. Tùy theo mức phức tạp của từng loại giấy tờ mà giá cho mỗi loại hợp đồng sẽ dao động khác nhau.
Hiện nay hầu hết các giao dịch ở địa phương đều qua cơ quan nhà nước nhưng cũng còn không ít các trường hợp giao dịch ngầm thực hiện bằng giấy tay giữa người mua với người bán. Một thực trạng đang xảy ra nữa là đa số giá ghi trong các hợp đồng
chuyển nhượng đều thấp hơn giá mà bên mua trả cho bên bán do hai bên thoả thuận nhằm giảm bớt các khoản tiền phải nộp cho nhà nước theo quy định. Điều này làm cho thị trường đất đai thiếu minh bạch, gây khó khăn trong công tác quản lý của Nhà nước như thu các khoản thuế liên quan đến giao dịch bất động sản