Đào tạo giáo chức 1 Các trường sư phạm

Một phần của tài liệu Tình hình Việt Nam từ năm 75-95 (Trang 33 - 35)

3.1 Các trường sư phạm

Thời gian đào tạo cho giáo viên tiểu học là 2 năm sau lớp 10 hay lớp 12, và cho các giáo sư trung học là 4 năm sau tú tài.

Tại Việt Nam có 3 loại trường sư phạm : 9 trường Đại học sư phạm cấp quốc gia (đào tạo giáo chức trung học), 8 trường Trung học sư phạm cấp quốc gia (đào tạo giáo chức tiểu học) và 30 trường Trung học sư phạm cấp vùng.

Trên tổng số 47 trường sư phạm có : - 6 trường tại Hà Nội và 4 tại Sài Gòn,

- 6 trường đào tạo giáo chức cho các ngành huấn nghiệp

- 70% trường sư phạm cấp vùng các xa đô thị, thiếu trang bị và học xá quá đông và trường ốc cũ kỹ hư hỏng.

Tình trạng tài chánh các trường sư phạm rất bi đát vì ngân sách eo hẹp không có cho các phương tiện giáo khoa, sách vở nghiên cứu. Cả hệ thống đang gặp khủng hoảng và sẽ có nguy cơ phải đóng cửa một số trường.

3.2 Tuyển mộ sinh viên

Tình trạng của các trường là thiếu sinh viên, 15 trường chỉ có dưới 400 sinh viên. Các trường sư phạm quốc gia chỉ dùng 38,4% năng lượng, các trường nhỏ quốc gia 61,2%, chỉ có các trường cấp vùng là dùng gần 100%.

Lý do thiếu sinh viên là vì nghề giáo đã bị bạc đãi về cả phương tiện vật chất lẫn tinh thần. Các giáo chức để khỏi phải chết đói phải kiếm thêm đủ mọi thứ nghề.

Hậu quả là phẩm chất thấp trong việc đào tạo thầy giáo. Năm 1990/91, mặc dầu số điểm tối thiểu trên nguyên t¡c ắt nhất là 30, các trường sư phạm quốc gia phải vớt thắ sinh với số điểm 11 - 13 cho các trường lớn và 6 - 10 điểm cho các trường nhỏ.

Theo Từ Mai (6) trắch báo Tuổi Trẻ, trong niên học 1991/92 toàn quốc thiếu trên 40000 giáo viên cấp 1 (tiểu học).

3.3 Trình độ giáo chức

Số giáo chức không được đào tạo qua các trường sư phạm rất cao : 66% giáo viên tiểu học, 52% giáo sư trung học đệ nhất cấp và 10% giáo sư trung học đệ nhị cấp. Những giáo chức này cần được huấn luyện thêm qua các khóa tu nghiệp bổ túc, nhưng các khóa này rất kém về cả phẩm lẫn lượng.

3.4 Lương bổng

Lương giáo chức vốn đã rất thấp mỗi năm còn thụt lùi vì không được tăng theo vật giá. Tháng 09/1985, lương giáo viên tương đương với 45 ký gạo / tháng và lương giáo sư đại học là 87 ký gạo / tháng.

Tháng 10/1991, lương giáo viên chỉ còn 23 ký gạo / tháng và lương giáo sư đại học còn 36 ký gạo / tháng. Theo tài liệu (6) thì lương và phụ cấp mỗi tháng của giáo chức Việt Nam (1991 - 1992) là từ 50 000 đến 60 000 đồng, tương đương với từ 25 đến 30 tô phở.

Nếu tắnh theo tỷ lệ TSLQG / đầu người thì lương giáo chức Việt Nam thấp nhất trong vùng (giữa thập niên 1980) :

Lương giáo viên Lương giáo sư trung học

Việt Nam 0,8 - 1,2 1,2 - 1,7

Các xứ Á Châu 2,6 3,8

(Ngân Hàng Thế Giới, 1990)

Đã thế, số lương ắt ỏi như vậy cũng không được trả đủ vì nhà nước thường xuyên nợ lương của giáo viên (Theo tài liệu (6), đến ngày 31/12/1990 nhà nước Cộng Sản còn nợ của giáo viên 19 tỉnh miền Nam số tiền 17 tỷ đồng).

Các giáo chức để khỏi chết đói đã phải kiếm thêm đủ mọi thứ nghề (bán bánh kẹo cho học sinh, bán vé số, giữ xe đạp, đi may mướn, đạp xắch lô, b¡t học sinh phải học tư thêm với mình, bán cà phê...) (Từ Mai, tài liệu (6)).

Tình trạng thiếu thầy lại càng trầm trọng hơn ở các vùng nghèo, hẻo lánh, như tại thôn quê, vùng đồng bằng và miền núi, vì thầy giáo khó tìm được việc làm thêm. Nhiều vùng để thu hút giới chức, đã cấp thêm nhà cửa, gạo và lương phụ cấp. Nhiều bộ môn thiếu thầy nên nhiều giáo chức được bổ nhiệm đi dạy những môn mình chưa từng học.

Nói tóm lại, tình trạng đào tạo và trình độ giáo chức tại Việt Nam càng ngày càng khủng hoảng trầm trọng và ảnh hưởng nguy ngập đến tương lai thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu Tình hình Việt Nam từ năm 75-95 (Trang 33 - 35)