Cảnh nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tình hình Việt Nam từ năm 75-95 (Trang 57 - 58)

V I Những số liệu mang nhiều ý nghĩa

Cảnh nghèo ở Việt Nam

Trong 2 năm 1992 và 1993, một cuộc thăm dò đã được Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước và Tổng Cục Thống Kê thực hiện, với sự tài trợ của Liên Hiệp Quốc và Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế của Thụy Điển, và sự giúp đỡ kỹ thuật của Ngân Hàng Thế Giới. Cuộc thăm dò này nghiên cứu các điều kiện sinh sống của 4800 hộ cư ngụ trên 7 miền của lãnh thổ Việt Nam. Những hộ này được rút thăm để có thể tiêu biểu cho tất cả các hộ trên toàn quốc. Những dữ kiện gặt hái từ cuộc thăm dò này liên quan tới: cấu trúc gia đình, nhà ở, điều kiện vệ sinh, giáo dục, lợi tức, chi tiêu, việc làm, hoạt động nông nghiệp, hoạt động ngoài nông nghiệp, sinh sản. Cuộc thăm dò đã kết thúc trong năm vừa qua.

Phải nói rằng trong quá khữ, đã có tổ chức vài cuộc thăm dò tuy nhiên chúng có tắnh cách phiếm diện và không phản ảnh trung thực điều kiện sinh sống tại Việt Nam vì những lý do sau đây: thứ nhất, được thực hiện trên số ắt tỉnh (trong khi tổng số tỉnh trên toàn quốc lên tới 53 tỉnh); thứ nhì, chỉ theo dõi một vài loại hộ như các hộ có chủ gia đình là công nhân viên hoặc nông gia. Bảng sau cho thấy vài kết quả rút tỉa từ những công cuộc nghiên cứu được thực hiện trước đây.

Lợi tức và chi tiêu vào năm 1986 (Đồng, bình quân đầu người, hàng tháng)

Hộ công nhân Hộ nông gia Lợi tức Chi tiêu Lợi tức Chi tiêu

Toàn quốc 506 521 744 548

Miền B¡c 420 431 591

Miền Nam 654 Không rõ 951

Những khoản chi tiêu Hộ Công Nhân Hộ Nông Gia

Thực phẩm 383 73,60% 418 76,30%

Quần áo 32 6,20% 31 5,70%

Nhà cửa 27 5%

Văn hoá giáo dục 5 1%

Y tế 5 1%

Linh tinh 105 20,20% 27 11%

Xuất xứ: Tổng Cục Thống Kê, Stefan de Vylder&Adam Fforde

Lợi tức bình quân hàng tháng của nông gia 1976-1989 (tắnh theo giá tự do, Đồng)

Vùng 1976 1981 1988 1989 76-89 (%)

Miền núi B¡c phần 15743 16695 17705 18789 19

Đồng bằng sông Hồng 17854 18028 18622 19203 7,5

Nam Trung phần 17962 18197 18569 18659 3,9

Cao nguyên 21104

Châu thổ sông Cửu Long 20118 21859 23857 27285 3,6

Chung 17605 19596 20487 21428 2,2

Sau đây là những kết quả trắch dẫn từ một tài liệu của Tổng Cục Thống Kê, phát hành vào tháng 4 năm 1994, đưa ra một hình ảnh xác thực hơn về hiện trạng của người dân Việt Nam. Tài liệu này chứa đựng một số sai lầm trong cách tường thuật các kết quả, có thể là do đánh máy sai lạc.

Những dòng sau đây cũng dựa trên các thống kê chắnh thức do tài liệu đưa ra, nhưng đôi khi dẫn d¡t đến những suy diễn khác biệt. Để định đoạt sự nghèo đói ở Việt Nam, các cơ quan chắnh quyền và viện nghiên cứu đã ấn định tiêu chuẩn sau: mức chi tiêu tương đương với 16,2 ký gạo cho mỗi đầu người trong một tháng, được phân ra như sau:

- khoản chi tiêu tương đương với 13 ký gạo dành cho việc ăn uống (tức 80% tổng số chi tiêu), - khoản chi tiêu tương đương với 2,1 ký gạo dành cho quần áo và nhà ở (tức 13% tổng số chi tiêu),

- khoản chi tiêu tương đương với 1,1 ký gạo dành cho giáo dục, y tế, văn hóa, giải trắ và linh tinh (tức 7% tổng số chi tiêu). Ước lệ là nếu chi tiêu của 1 hộ nằm dưới lằn ranh giới tương đương với 16,2 ký gạo này thì hộ này coi như nghèo đói. Người ta ước tắnh rằng 13 ký gạo trong 1 tháng tương đương với hấp thụ 1530 ca-lô-ri (nhiệt lượng) mỗi ngày.

Tại tất cả các quốc gia Á Châu khác, số lượng ca-lô-ri được coi là tối thiểu cho một ngày xoay vần chung quanh 2000-2150: 2150 tại Trung Quốc, 2100 tại Nam Dương, 1978 tại Thái Lan. Tại các nông thôn của các quốc gia này, khoản chi tiêu ngoài ăn uống thay đổi tùy theo mỗi quốc gia, tuy nhiên được nhận xét là gấp đôi tỉ số 20% trong cách tắnh toán thông dụng tại Việt Nam. Đi từ những nhận xét vừa kể, công cuộc nghiên cứu đã ấn định 2 lằn ranh giới của sự nghèo đói:

- 1 lằn theo định nghĩa của Việt Nam, là 1530 ca-lô-ri thường nhật tương đương với mức chi tiêu 347000 đồng cho mỗi đầu người trong một năm (tùy theo hối suất áp dụng, khoảng 30-35 Mỹ Kim một năm).

- 1 lằn ranh giới theo định nghĩa thông dụng tại các quốc gia Á Châu láng giềng, là 2100 ca-lô-ri tương đương với 1 143 000 đồng cho mỗi đầu người trong một năm (108-115 Mỹ Kim).

Cuộc thăm dò đã cho thấy rằng:

- Nếu áp dụng tiêu chuẩn của Việt Nam thì chỉ có 1% dân số sống dưới lằn ranh giới của nghèo khó - Nếu áp dụng tiêu chuẩn được quốc tế công nhận (quốc tế đây là các nước láng giềng, có cùng khắ hậu, cùng cung cách ăn uống, tạng người giống người Việt Nam), thì thấy 54% dân số thuộc vào những thành phần hẩm hiu này.

Bảng sau đây cho thấy tỉ số người nghèo khó trên 7 miền chắnh của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tình hình Việt Nam từ năm 75-95 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)