Phân bố chi tiêu tùy theo miền ('000 Đồng bình quân, trong một năm)

Một phần của tài liệu Tình hình Việt Nam từ năm 75-95 (Trang 59 - 60)

V I Những số liệu mang nhiều ý nghĩa

Phân bố chi tiêu tùy theo miền ('000 Đồng bình quân, trong một năm)

Chi tiêu tiền tệ Chi tiêu thật sự

Thành thị Nông thôn Trung bình Thành thị Nông thôn Trung bình

Núi B¡c phần 1517,5 902,7 993,7 1415,5 936,3 1007,2 Châu thổ Hồng Hà 2577,3 1021 1257,2 2456,7 1150,7 1348,9

B¡c Trung phần 1396,8 908,2 950,6 1401 933,7 974,2

Duyên hải Trung phần 2012,6 1185,5 1438,7 1951,7 1239,2 1457,2

Cao nguyên Trung phần 1228,2 1228,2 1159,1 1159,1

Đông Nam phần 2992,7 1731,8 2289,8 1609,8 2509 2007,7 Châu thổ Cửu Long 2600 1388,1 1605,2 1299,9 2453,1 1506,4

Chung 2406,4 1156,5 1167,4 2198,8

Toàn quốc 1405,8 1373,1

Ghi chú: ảnh hưởng thời giá địa phương đã được loại bỏ trong chi tiêu thực sự Những chi tiêu này không bao gồm tiền nhà.

Xuất xứ: Thăm dò về điều kiện sinh sống 1992-1993, Tổng Cục Thống Kê (4/1994)

Bảng trên cho thấy rằng tiêu thụ thay đổi tùy theo từng miền. Bảng này gồm hai phần: phần chi tiêu tắnh theo thời giá địa phương và phần chi tiêu được tắnh toán sau khi đã loại bỏ những khác biệt về giá cả giữa các miền. Những con số này không kể tiền nhà. Cả hai phần đều nói lên sự chênh lệch giữa các miền:

- Miền Đông Nam Phần ăn tiêu dư dả nhất, với chi tiêu trung bình là 2 289 800 đồng một năm (khoảng 218 Mỹ Kim nếu lấy hối suất là 10500 đồng ăn 1 Mỹ Kim).

Sang đến chi tiêu khi loại bỏ ảnh hưởng của vật giá, miền Đông Nam Phần vẫn còn đứng đầu, với mức chi tiêu là 2 007 700 đồng. Sau miền Đông Nam Phần là miền Châu thổ sông Cửu Long, trong cả hai cách tắnh toán. Điều này cũng dễ hiểu vì miền Đông Nam Phần gồm tam giác Sàigòn-Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi tập trung đầu tư ngoại quốc và các cơ sở kỹ nghệ và thương mãi. Còn tại miền Châu thổ sông Cửu, thì các tỉnh như Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ có mức sinh hoạt rất khả quan.

Tờ Lao Động (29/12/94) có đăng tải kết quả của một cuộc điều tra của Tổng Cục Thống Kê tại thành phố Sàigòn cho thấy rằng mức chi tiêu bình quân đầu người vào năm 1994 là 283200 đồng một tháng (cỡ 3,4 triệu đồng một năm), tăng 12,5% so với năm trước, và có 9,8% các hộ tại Sàigòn có mức sống trên 552000 đồng một tháng (khoảng 50-53 Mỹ Kim). Nếu có sự hiện diện đông đảo của các hộ cư ngụ tại Sàigòn trong số các hộ được nghiên cứu đương nhiên gia tăng mức chi tiêu trung bình của miền Đông Nam Phần lên gấp bội.

- Miền B¡c Trung Phần có mức chi tiêu yếu kém nhất, với 950600 đồng. Con số này tương đương với việc hấp thụ khoảng 1800 ca-lô-ri mỗi ngày, có nghĩa là nói chung, mức sống bình quân của cả một miền nằm dưới lằn ranh giới của nghèo đói theo định nghĩa của các xứ Á châu (ngoài Việt Nam).

Xét trên chi tiêu thực sự (phần bên mặt), giữa miền chi tiêu nhiều nhất (Đông Nam Phần) và miền chi tiêu ắt nhất có sự khác biệt trung bình là 1 033 500 đồng một năm, và miền chi tiêu cao nhất có chi tiêu gấp đôi miền nghèo nhất trong nước.

Ta có thể kết luận rằng sống tại một miền có triển vọng phát triển nhanh chóng nhờ có sẵn hạ tầng cơ sở, tập trung các dịch vụ thương mãi, các cơ sở kỹ nghệ, các đầu tư ngoại quốc, có tài nguyên thiên nhiên dồi dào như các miền của Nam Phần, đã là yếu tố thuận lợi đầu tiên để người dân cải thiện nhanh chóng điều kiện sinh sống.

Ngược lại, sống ở những miền cằn cỗi thiếu thốn hạ tầng cơ sở hoặc bị thiên tại lụt lội như các miền B¡c Trung Phần (gồm các tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh) và Cao Nguyên B¡c Phần (Lai Châu, Sơn La) thì dễ bị lôi cuốn vào vòng lẩn quẩn của sự khốn khó.

Một phần của tài liệu Tình hình Việt Nam từ năm 75-95 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)