Kết luận: Tăng trưởng nửa vời, không phát triển toàn diện

Một phần của tài liệu Tình hình Việt Nam từ năm 75-95 (Trang 62 - 63)

V I Những số liệu mang nhiều ý nghĩa

Kết luận: Tăng trưởng nửa vời, không phát triển toàn diện

không phát triển toàn diện

Từ 1975 tới 1995, Việt Nam có tăng trưởng kinh tế, nhưng đó chỉ là sự tăng trưởng nửa vời vì đi đôi với những hiểm họa "tụt hậu kinh tế" như thâm thủng ngân quỹ, cán cân thương mãi lỗ lã, lạm phát và nợ quốc tế gia tăng.

Ta thấy rằng tăng trưởng kinh tế không có nghĩa là các kết quả của tăng trưởng được phân phối đồng đều giữa các miền, giữa các cá nhân : điều này đã thể hiện qua sự khốn khó của những miền rộng lớn trên lãnh thổ, của hầu hết các nông thôn và tình trạng thất nghiệp và thiểu dụng trầm trọng trên toàn quốc, thành thị cũng như thôn quê.

Sự tăng trưởng kinh tế nửa vời không đi đôi với tiến bộ xã hội, trong khi chỉ có tiến bộ xã hội mới đem lại ý nghĩa cho tăng trưởng kinh tế. Tiến bộ xã hội đòi hỏi cải thiện giáo dục, huấn nghệ, y tế công cộng, gia cư và an sinh. Tiến bộ xã hội xoa dịu những thất quân bình khó tránh trong tiến trình thị trường hóa kinh tế. Thành ra, ta có thể kết luận rằng trong hai mươi năm qua, Việt Nam không có phát triển toàn diện.

Đường lối phát triển chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nhất là từ năm 1988, ở đây chỉ xin liệt kê hai mâu thuẫn hiển nhiên nhất qua tập hồ sơ này.

Mâu thuẫn thứ nhất, sự thờ ơ của cấp lãnh đạo VN trong những lãnh vực giáo dục, y tế và xã hội. Ta đối chiếu các tài nguyên thiên nhiên với gia tăng dân số, thì sẽ nhận thức rằng phát triển tại VN sẽ nhất thiết phải dựa trên nhân lực. Tài nguyên thiên nhiên tuy phong phú và dồi dào, lại còn có thêm dầu hỏa, song so với tổng số dân phải nuôi thì những nông lâm thuỷ sản, khoáng sản không đáng kể. Mật độ dân số lại rất cao, khoảng 900 người chen chúc trên mỗi cây số vuông đất trồng cấy, trong khi đó các nước láng diềng như Trung Quốc hoặc Thái Lan có độ 300 người. Tương lai nào cho một nhân lực thiếu dinh dưỡng và thiếu huấn luyện ? Trong khi đó, nhân lực lại là ưu thế của Việt Nam để cạnh tranh trên các thị trường quốc tế.

Toàn bộ giáo dục Việt Nam đang trong cơn khủng hoảng và sẽ ảnh hưởng lâu dài trên tương lai đất nước. Một quốc gia chậm tiến bỏ qua nền giáo dục chỉ chú tâm vào mục tiêu đoản kỳ sẽ không thể nào ngóc đầu lên được trong trường đua quốc tế. Một chắnh quyền vì nhu cầu quyền bắnh và địa vị, b¡t thế hệ trẻ trả giá quá đ¡t qua sự tàn phá của nền giáo dục, mang tội rất lớn với đất nước. Mâu thuẫn thứ nhì, "Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý và Nhân Dân làm chủ", thế mà vấn đề độc lập kinh tế đang tiềm tàng và sẽ càng ngày càng nhức nhối do sự việc thị trường tiêu thụ trong nước bị hàng ngoại xâm chiếm dần dần, tiền Mỹ Kim được thông dụng như phương tiện trữ của cải, tăng trưởng kinh tế phần lớn dựa trên ngoại thương và vốn ngoại quốc nên lệ thuộc vào sự trồi sụt của kinh tế thế giới và các con tắnh kinh doanh của doanh nhân quốc tế.

Một phần của tài liệu Tình hình Việt Nam từ năm 75-95 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)