Một vài nhận xét chung.

Một phần của tài liệu Tình hình Việt Nam từ năm 75-95 (Trang 40 - 42)

Để tìm hiểu sự tiến triển của nền y tế Việt Nam từ năm 1975 cho đến ngày hôm nay, việc đầu tiên là đi tìm những dữ liệu khả tắn. Dữ liệu thì có, qua báo chắ, qua người quen từ trong nước, từ những lời lập đi lập lại qua nhiều người, nhiều miệng, nhưng dữ liệu khả tắn thì không có bao nhiêu. Nhất là những dữ liệu trong thời gian 1975-1985, tuy không xa xưa l¡m, nhưng lại khó tìm, vì lúc đó Việt Nam đóng chặt cửa, những người có dịp đi ra ngoại quốc, ắt ai có tâm trắ rảnh rang để nghĩ đến chuyện đem số liệu ra ngoài nước để sau này nghiên cứu. Đa số các số liệu được đọc qua đều phát xuất từ Tổng cục Thống kê; hay của Bộ Y tế là những cơ quan nhà nước.

Các cơ quan quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO hay OMS) cũng thiết lập các số liệu riêng của họ nhưng phần lớn họ cũng đi từ những con số liệu chắnh thức của Việt Nam vì họ không được tự do đi lại để thâu thập các dữ kiện cần thiết như họ đã làm tại các quốc gia khác, nhất là trong thời gian Việt Nam còn bị cô lập. Các tài liệu khác do các tổ chức chuyên môn hay các cơ quan từ thiện ngoại quốc mà người ta có thể tham khảo cũng giống như trường hợp đó.

Thiết lập thống kê là một việc khó, ngay tại các quốc gia tân tiến. Nhất là khi muốn đo lường mức độ trung thực của những con số lượm lặt được từ những nguồn khác nhau. Thắ dụ như muốn biết các con số xuất cảng của một quốc gia, dù có hay không con số trực tiếp từ quốc gia đó, người ta cũng tìm cách biết chắnh xác hơn bằng đi tìm số nhập cảng của các quốc gia khác. Và từ đó, có thể đo được mức trung thực của các con số cho một quốc gia đưa ra. Tại các quốc gia tự do, người ta có thể trực tiếp thăm dò người dân để biết thêm được một vài dữ kiện cần thiết. Về phắa y tế, người ta thường thăm dò các bệnh viện và so sánh với các con số của các dược phòng, và các viện bào chế, qua con số các hãng bảo hiểm, qua con số của các cơ quan xã hội. Các nguồn dữ kiện vì tánh cách độc lập của nó cho phép người ta có một cái nhìn tương đối trung thực về nền y tế một quốc gia. Cứ một vài năm thì có một cuộc thăm dò đại quy mô để thâu thập thêm số liệu.

Tại Việt Nam nhất là trước năm 1987, tất cả các cơ quan đều thuộc sự chi phối của nhà nước nên chỉ có thể đăng lên những con số nào mà nhà cầm quyền muốn cho đăng. Các cuộc thăm dò dĩ nhiên là không có và bị cấm đoán nên chỉ có một nguồn tài liệu mà thôi. Từ năm 1987 trở đi, mặc dù đã phát hành chánh sách gọi là "cởi mở", người thiết lập thống kê vẫn tiếp tục vấp phải sự khó khăn nêu trên, vì đảng Cộng sản e sợ rằng nếu người ta biết sự trung thực về y tế Việt Nam có thể làm nguy hại đến chánh sách của họ.

Họ che đậy các con số y tế vì có những dụng ý. Nếu cần phải xin viện trợ về một vấn đề nào đó thì họ phát xuất ra những con số rất tệ hại. Nhưng lúc muốn thổi phòng công lao của đảng và nhà nước thì những con số được tung ra rất là khả quan. Thắ dụ đáng ghi nhất là tình trạng nạn bệnh liệt kháng (AIDS, SIDA). Lúc muốn chứng minh rằng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa xã hội Việt Nam rất là lành mạnh, họ cho biết rằng họ chỉ tìm thấy có hai trường hợp cho năm 1991, và còn cho biết hai trường hợp đó là của hai người ngoại quốc đến Việt Nam. Nhưng chỉ 2 năm sau, lúc cần viện trợ từ các cơ quan quốc tế và cũng có thể vì biết rằng không thể dấu mãi được sự thật, nhất là sau lời tuyên bố ầm ĩ của Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, thì họ cho biết rằng ở Việt Nam có rất nhiều trường hợp (gần hai ngàn), phần lớn ở các trung tâm lớn như Sài Gòn và Hà Nội.

Khó khăn cuối cùng là hiểu được đằng sau những con số vừa tìm được trong tay là những thực thể nào. Vì một danh từ có thể chỉ nhiều việc tuy tương tự nhau nhưng cũng khác nhau để có thể có sự hiểu lầm. Đôi khi đó là cũng là một cốt ý của các cơ quan thống kê khi họ muốn thổi phòng các con số và ghi nhiều việc khác nhau cùng một ngăn, dùng một danh từ để có những con số đáng kể.

Nếu chỉ nhìn qua những con số, thì trong hai mươi năm qua chúng ta thấy có những tiến bộ khả quan, mà chúng ta có thể giải thắch được qua những nguyên do sau đây :

1- Liên quan tới cán bộ y tế và bác sĩ

Năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, chắnh quyền cộng sản nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã phải đối phó với vấn đề to lớn là diện tắch và dân số dưới quyền cai trị của họ đã nâng lên gấp đôi. Ngoài việc tạm thời tổ chức ổn định đời sống nhân dân và xây dựng bộ máy hành chắnh từ quân quản chuyển sang dân sự, thời gian đầu, họ chưa làm được gì trên các lãnh vực khác.

Riêng trên mặt y tế, một số vấn đề quan trọng đã xuất hiện ngay từ những ngày đầu của chế độ mới. Đó là các vấn đề cán bộ y tế, cơ sở y tế, nguồn tiếp liệu y dược phẩm và bảo quản cơ sở...

Một số bác sĩ dược sĩ, nha sĩ và các cán bộ phụ kề lâm sàng đã di tản ra nước ngoài trong những ngày cuối của cuộc chiến tranh. Sự thất thoát cán bộ y tế này còn tiếp diễn trong nhiều năm sau đó nữa. Thêm vào đó, chắnh sách tập trung cải tạo lao động của chế độ mới đối với tất cả các thành phần quân, cán, chắnh phục vụ dưới chế độ cũ đa khiến cho trong tất cả mọi lĩnh vực đều thiếu nhân sự có khả năng, nhất là hai lĩnh vực giáo dục và y tế.

Trên mặt y tế, nhiều cán bộ ngành y từ quân đội nhân dân biệt phái qua, từ bộ y tế và trường Đại học Y khoa miền B¡c đưa vào đã hoặc không đủ trám vào chỗ trống, mà tại nhiều tầng cấp, nhiều địa phương, không đáp ứng được tiêu chuẩn chuyên môn y khoa. Mạng lưới y tế ở cấp quận huyện vùng nông thôn đã trải qua một thời kỳ nhiễu nhương khiến nhiều bệnh nhân bị chết oan, không được cấp cứu kịp thời bởi các nhân viên y tế có khả năng.

Từ cuối năm 1977 trở về sau, nhu cầu điều trị ngày càng trở nên cấp bách, chắnh quyền mới có chắnh sách phóng thắch những chuyên viên y tế và một số ngành khác ra khỏi trại cải tạo để về phục vụ tại các cơ sở y tế tại thành phố Hồ Chắ Minh và các tỉnh thành, thị xã tại miền Nam. Các cơ sở y tế tư nhân đã từng bước bị quốc hữu hóa vào năm 1978, khiến nhu cầu cán bộ y tế Nhà Nước lại càng tăng cao hơn nữa. Chắnh sách cải tạo công thương nghiệp, tư bản tư doanh (đánh tư sản) cũng gây khá nhiều xáo trộn. Nhiều gia đình cán bộ y tế đã là nạn nhân của chắnh sách này và không thuộc diện ở lại thành phố, phải đi các vùng kinh tế mới.

Sự mất mát đó lần lần, ắt ra trên những con số, cũng được thay thế bằng những lớp trẻ được các trường Đại học đào tạo. Trong những năm gần đây các bác sĩ được hành nghề tự do trở lại, các dược sĩ lần lần cũng được phép mở dược phòng, thì năm 1995 các con số ch¡c ch¡n phải khá hơn con số của năm 1976.

2 - Liên quan tới viện trợ nhân đạo

Sau 1987, khi bị áp lực không tiếp tục can thiệp bằng quân sự vào tình hình Cao Miên, Việt Nam tái nhận được viện trợ nhân đạo từ các quốc gia Tây phương. Đa số các quốc gia cho viện trợ lại ưu tiên cho các chương trình giúp đỡ ngành y tế. Các cơ quan từ thiện quốc tế hay phi chánh phủ cũng giúp đỡ rất nhiều vào việc gây dựng lại nền Y tế Việt Nam hiện tại.

3 - Liên quan tới dược phòng, y dược phẩm

Sau 1975, các kho y dược dự trữ của chắnh quyền và quân đội trong miền Nam đã được coi như chiến lợi phẩm tận dụng trên cả nước. Tuy nhiên, nhiều thuốc men chuyển tới các vùng cán bộ y tế không có khả năng ngoại ngữ, không được huấn luyện sử dụng những loại y dược phẩm sản xuất từ Tây Phương đã khiến thất thoát, phắ phạm khá nhiều mà hậu quả còn kéo dài trong nhiều năm sau.

Sau khi tiến quân vào Kampuchia, Việt Nam đã bị thế giới cô lập trên cả mặt chắnh trị, ngoại giao lẫn viện trợ kinh tế đến từ các nước phương Tây và các nước không liên kết. Dĩ nhiên là các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô vẫn tiếp tục viện trợ, giúp đỡ. Nhưng phần nhiều các viện trợ này nhằm vào các lĩnh vực khác, thay vì lĩnh vực y tế.

Chắnh quyền đã phải đối phó bằng cách phát triển ngành đông y và y học cổ truyền. Các bệnh viện b¡t đầu có khoa đông y, sản xuất thuốc nam. Các bác sĩ đã phải sử dụng thuốc nam để điều trị, tuy rằng cũng chẳng biết hiệu nghiệm và liều lượng ra sao cho thắch hợp.

Từ khi Việt Nam ra chắnh sách "cởi mở" kinh tế, một số viện bào chế thuốc, đặc biệt của Pháp đã b¡t đầu đầu tư vào Việt Nam, định dùng nơi này làm bàn đạp để phát triển ở vùng Đông Nam Á. Do đó tình trạng thuốc men cũng kém phần thảm hại so với những năm đầu thập niên 1980 mà gần như hầu hết người bệnh (dĩ nhiên là trừ các người có quyền thế trong Đảng Cộng sản) sống được là nhờ thuốc từ các các thân nhân tỵ nạn ở nước ngoài gửi về nuôi.

Những con số, dù có sai, dù có thiếu sót cũng nói lên được một vài sự thể để chúng ta có thể ước lượng được tình trạng y tế một quốc gia. Nhưng vì sự thiếu sót của con số, vì sự thiếu trung thực của các con số, bài này cũng chỉ cho thấy được một vài khắa cạnh của vấn đề y tế, một vấn đề rất bao la và quan trọng cho tương lai đất nước.

II - Ngân sách

Số liệu về ngân sách Việt Nam đã được ghi trong phần trước. Chúng ta hãy đặc biệt chú trọng đến bảng : Chi tiêu thông thường 1986-1992, một tài liệu phát xuất từ Bộ Tài Chánh với sự đóng góp của Ngân hàng Thế Giới. Trong bảng này có phần chi tiêu xã hội, và trong phần chi tiêu xã hội có phần chi tiêu về y tế. Nhìn về tỷ lệ thì chúng ta thấy chi tiêu về y tế trong Tổng sản lượng nội địa không bao giờ vượt quá con số 1%, mặc dù đã tăng từ lối 0,5% đến 0,9% từ năm 1989 trở đi. Nếu nhìn về tiền thì năm 1991, tổng số chi tiêu y tế là 691 tỷ đồng Việt Nam (tương đương với 60 triệu Mỹ kim), nghĩa là tắnh ra từng đầu người thì hơn 10000 đồng Việt Nam (lối 1 Mỹ kim). Theo tài liệu của Tổng cục Thống kê, chi tiêu y tế trung bình của mỗi người Việt Nam là 1% lợi tức năm 1986 và 1,7% lợi tức năm 1991. Khi biết ràng lợi tức trung bình của người Việt Nam ngày hôm nay không là bao, 170 Mỹ kim cho năm 1993, (không kể đến những người tham nhũng hay buôn lậu) thì số tiền dành cho sức khỏe không đáng kể.

Một tài liệu mới hơn được xuất bảng năm 1994, chỉ thăm dò trên 2987 người mẹ trên kh¡p lãnh thổ Việt Nam, cho biết rằng các bà một năm chi tiêu về sức khỏe (tắnh luôn tiền di chuyển, tiền thuốc, tiền bác sĩ, tiền nằm bệnh viện) là 108 980 đồng (nghĩa là lối 10 Mỹ kim). Những người mẹ có 1 hoặc 2 đứa con thì chi tiêu 95788 đồng, và các bà đông con hơn cũng chi 120369 đồng ! Dù biết rằng lợi tức ở Việt Nam thấp kém, con số này vẫn là quá thấp.

Con số kém cõi này làm chúng phải suy nghĩ đến nguyên nhân nhất là khi chúng ta biết rằng đối với người Việt Nam sức khỏe là vàng.

1 - Trước tiên, người dân không có tiền để chữa bệnh, gần như hầu hết lợi tức đều trút vào thực phẩm (82% lợi tức trung bình cho năm 1991). Tại các quốc gia tân tiến, phần chi tiêu về sức khỏe của người dân là từ 8 đến 12% lợi tức của họ, thắ dụ ở Pháp năm 1990 là 9,8%.

2 - Thứ hai là không có thuốc men vì không có để mua. Từ năm 1989 người ta thấy chi tiêu tăng trưởng lúc đó thuốc men b¡t đầu xuất hiện một cách chánh thức trên thị trường Việt Nam. Cũng từ năm 1989, kinh tế thị trường với chiều hường xã hội đã thể hiện tại một vài thành thị lớn nên cũng lôi kéo luôn sự chi tiêu trung bình.

3 - Thứ ba, chắnh phủ dành cho ngành y tế một phần quá nhỏ trong ngân sách quốc gia. Các quốc gia tân tiến thường dành từ 7 đến 8% cho phần y tế. Với một ngân sách lớn hơn thì phần dành cho mỗi người dân trở nên gấp bội.

Nhìn vào chi khoản mà ngân sách dành cho y tế thì sự cố g¡ng mà nhà cầm quyền công bố để đạt chỉ tiêu là "sức khỏe cho mọi người vào năm 2000" chỉ là những lời nói cho "khỏe" miệng.

Một phần của tài liệu Tình hình Việt Nam từ năm 75-95 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)