0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

I Tổ chức và cơ cấu

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH VIỆT NAM TỪ NĂM 75-95 (Trang 42 -44 )

Bộ Y tế là cơ quan tối cao phụ trách sức khỏe cho toàn dân Việt Nam, đứng đầu các cơ quan y tế. Bộ Y tế có bổn phận đề ra chánh sách y tế và phụ trách sức khỏe người dân. Trực thuộc trực tiếp dưới Bộ, có những cơ quan sau đây :

- Các trường Y và Dược (đại học và chuyên môn) - Các cơ quan hành chánh (quản trị, kế hoạch) - Các viện khảo cứu chuyên môn

- Các bệnh viện trung ương - Các viện bào chế công quản

Để chữa bệnh và chăm lo sức khỏe người dân, các cơ quan y tế được chia ra ba cấp rải rác trong một màn lưới bao kh¡p lãnh thổ. Cấp thấp nhứt, là các cơ quan tại các phương xã có nhiệm vụ chữa cứu cấp hoặc chữa những bệnh thông thường và phụ trách việc ngừa bệnh. Phụ trách ở các cơ quan thường là người y tá.

Cấp 2 là cấp quận, tỉnh có thể chữa bệnh nội ngoại khoa, lo việc sinh sản, có phương tiện giải phẫu nhỏ. Ở cấp này, người phụ trách có thể là bác sĩ.

Cấp 3 là cấp ở các thành phố lớn, là những bệnh viện chuyên môn hay đa khoa, theo lý thuyết là đầy đủ phương tiện để chữa tất các bệnh. Tuy nhiên ngay cả ở Hà Nội hay Sài Gòn là hai thành phố lớn các trang bị cũng thiếu thốn hoặc cũ từ những năm trước 1975. Ngân sách quá yếu kém, các bệnh viện không thể nào trang bị nổi những máy móc cần thiết để chữa bệnh, chứ không nói

đến tối tân. Trong những năm đầu thập niên 80, nhiều máy thắ nghiệm lại bị mất c¡p để lấy những bộ phận trong máy. Từ năm 1990 trở đi, các bệnh viện phải tự túc, cho nên các bác sĩ phụ trách lại phải lo kiếm phương tiện nhiều hơn là lo chữa bệnh. Kiếm phương tiện có nghĩa là tìm những cơ quan từ thiện hoặc các nhà hảo tâm ngoại quốc hay Việt kiều để trang bị máy móc, hoặc là săn sóc ưu tiên những bệnh nhân có tiền. Người ta có thể nói sự bất công đã b¡t đầu ngay từ lúc đi tìm người trị bệnh.

Các cơ quan địa phương (các sở Y tế từ Tĩnh, Thành phố, Quận, Xã) tuy trực thuộc Bộ Y tế nhưng lại phải chịu sự kiểm soát của các Ủy ban Nhân dân địa phương (Tĩnh hay Thành phố, Quận, Xã). Vì chịu sự điều khiển của các Ủy ban Nhân dân địa phương nên chánh sách trung ương và địa phương thường không giống nhau, có khi lại trái ngược nhau. Đôi khi vì nhu cầu địa phương khác nên không áp dụng chánh sách của trung ương : đó có thể là một điều tốt, vì địa phương thông hiểu rõ hơn vấn đề của người địa phương có thể giải quyết đúng hơn và hữu hiệu hơn. Đôi khi tại địa phương vì thiếu phương tiện nên không áp dụng nỗi chánh sách của trung ương : đó là điều không tốt, vì có nhiều nơi các ủy ban Nhân dân không đặt ưu tiên trên khắa cạnh y tế, nên các phòng y tế không có phương tiện hoạt động. Đôi khi chỉ vì không đồng ý với trung ương mà địa phương không áp dụng chánh sách của trung ương và đề ra những chánh có tánh cách chắnh trị hơn là tánh cách y tế.

Bảng 1: Các cơ sở y tế và giường bệnh

Năm 1986 (1) 1987 (1) 1988 (1) 1989 (1) 1991 (2)

Bệnh viện và phòng khám khu vực 1331 1391 1413

Số giường 121800 127600 127600 126500

Viện Điều dưỡng 103 111 107 108

Số giường 12300 15600 14800 14600 Trạm y tế phường và xắ nghiệp 10241 10634 10613 10669 Số giường 80000 80400 80600 76500 Tổng cộng Số giường 214100 223600 223000 217600 214500 Cơ sở 11675 12136 12133 12208

Số giường cho 10000 người 35,04 35,8 34,99 33,22 31,7 (1) Tổng Cục thống kê

(2) Bộ Y tế

Nhìn các con số ghi trong bảng 1 liên quan đến các cơ sở y tế, chúng ta có những nhận xét sau đây :

1 - Tài liệu cố ý thổi phồng con số các cơ sở, vì trong đó có tắnh luôn cả các phòng y tế của các hãng xưởng, nghĩa là những nơi để cho người công nhân tạm nằm nghỉ khi lỡ bệnh trong khi lao động. Theo một tài liệu của một cơ quan nghiên cứu khác ở Hà Nội thì số trạm y tế địa phương (xã, phường) thật sự là 3510 vào cuối năm 1989.

2 - Các trạm y tế địa phương có trung bình là từ 7 đến 8 giường bệnh cho 10000 người dân và các bệnh viện thành phố và khu vực có hơn 90 giường bệnh cho 10000 người dân. Con số này chứng minh sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị mà chúng ta sẽ đề cập trong phần sau.

3 - Mặc dù được sự giúp đỡ ngày càng gia tăng của ngoại quốc từ năm 1988, số giường dành cho bệnh nhân trong các cơ sở y tế lại sụt đi, cũng như tổng số các cơ sở y tế, đặc biệt là số giường trong các bệnh viện lớn có nhiều phương tiện hơn. Phải chăng vì có người ngoại quốc nên một số địa phương không còn tăng các con số để lấy điểm với cấp trên.

4 - Các con số trong bảng 1 không nói đến sự trang bị của các bệnh viện. Nhưng theo một số nhân chứng hành nghề y cho các cơ quan từ thiện, và tài liệu của nhóm "Y sĩ không biên giới" (Médecins sans Frontières) thì có những bệnh viện có giường êm, thuốc men đầy đủ nhưng chỉ có các cán bộ cao cấp mới được sử dụng, và có những bệnh viện mà nhiều bệnh nằm cùng một giường bệnh, đây là các bệnh viên dành cho người. Sau năm 1990 có nhiều bệnh viện mới được trang bị với những máy móc tối tân để mổ tim mổ óc do những bác sĩ ngoại quốc hoặc Việt kiều hải ngoại thiết lập nhưng rất tiếc chỉ có những bệnh nhân có phương tiện tài

chánh dồi dào mới có thể đến để khám bệnh. Các bệnh viện này cũng giống như các bệnh viện trị lão ở Lổ Ma ni cạnh bờ H¡c Hải dưới thời nhà độc tài Ceaucescu.

Sau đây là một bảng số liệu ghi số giường của một vài quốc gia trên thế giới.

Bảng 2: Số giường cho 10000 người

Quốc gia Giường Năm thống kê

Pháp 97 1991 Đức 110 1991 Đan Mạch 61 1988 Thụy Điển 65 1988 Phần Lan 123 1986 Băng Đảo 114 1987 Na Uy 58 1988 Anh 68 1991

Dĩ nhiên, nếu so sánh với các quốc gia tiền tiến thì Việt Nam còn thiếu sót rất nhiều, nhưng so sánh với các quốc gia lận cận, các cơ sở y tế của Việt Nam cũng chưa đạt được tiêu chuẩn. Cơ sở y tế có nhiều cũng chưa có nghĩa là tình trạng y tế tốt đẹp, vì còn cần phải có những người cán bộ phục vụ cho nền y tế đó.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH VIỆT NAM TỪ NĂM 75-95 (Trang 42 -44 )

×