Thất nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tình hình Việt Nam từ năm 75-95 (Trang 51)

V I Những số liệu mang nhiều ý nghĩa

Thất nghiệp tại Việt Nam

Với một dân số khoảng 72 triệu người, kim tự tháp tượng trưng các lớp tuổi tại Việt Nam điển hình cho các xứ chậm tiến, với đáy tháp rất rộng và chóp rất hẹp b¡t đầu với lớp tuổi 35: điều sau này phản ảnh tình trạng 35 năm chiến tranh liên tiếp tại Việt Nam. Tỉ số trẻ em dưới 15 tuổi rất cao. Theo cấu trúc của kim tự tháp, ta có thể tiên đoán rằng những lớp trẻ bước chân vào thị trường nhân dụng sẽ gia tăng không ngừng trong những thập niên s¡p tới: nếu không có sự điều tiết hẳn hoi, con số 30 triệu người thêm trong 25 năm s¡p tới sẽ gây xáo trộn trên kinh tế, thị trường nhân dụng, môi sinh và phương tiện y tế.

Một nửa dân số có thể coi như trong tuổi hoạt động: 16-55 đối với phái nữ, 16-60 đối với phái nam (tắnh cho toàn quốc).

Trên 33 triệu người ở trong tuổi lao động, khoảng 31 triệu người được coi như có việc vào năm 1991. Con số thất nghiệp chắnh thức đưa ra trong những năm 1991-1992 là 6%. Theo các quan sát viên ngoại quốc, trong đó có những chuyên gia tại các ngân hàng Chartered Bank và Indosuez, con số thật sự nằm giữa 20% và 30%.

Do đâu có sự khác biệt giữa hai con số vừa nêu ra? Lý do đầu tiên là chắnh quyền Hà Nội đã cốt ý đưa ra những con số sáng sủa phỉnh phờ để chứng tỏ rằng các thành quả kinh tế đã gặt hái trong những năm vừa qua, tức tỉ số tăng trưởng khoảng 7-8%, không đi đôi với gánh nặng xã hội gia tăng. Lý do thứ nhì là những trở ngại khi ước lượng nạn thất nghiệp tại một nước của Đệ Tam Thế Giới. Thông thường, nạn thất nghiệp chỉ được đo lường qua những con số thâu nhặt được ở các thành thị, vì tại các thành thị mới có khu vực trả lương cho nhân công. Việt Nam không thoát khỏi mẫu số chung này.

Sự thật ra sao? Ta hãy phân tắch hiện tượng thất nghiệp ở thành thị và ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Tình hình Việt Nam từ năm 75-95 (Trang 51)