Kết quả Giáo Dục 1 Nạn mù chữ

Một phần của tài liệu Tình hình Việt Nam từ năm 75-95 (Trang 35 - 39)

1. Nạn mù chữ

Theo tài liệu UNESCO, UNDP và Bộ Giáo Dục Việt Nam (1), thì vào năm 1985, 84,4% người lớn biết đọc biết viết. Quyển Atlas Việt Nam (2) cho biết theo thống kê năm 1989 thì 88% dân số từ 10 tuổi trở lên biết đọc biết viết.

Theo tài liệu khác của Bộ Giáo Dục Việt Nam (3), thì vào năm 1992 - 1993, 83,76% dân số từ 6 tuổi trở lên biết đọc biết viết, theo bảng dưới đây :

Biết chữ Chỉ biết đọc Mù chữ Tổng cộng

Nông thôn 81,53% 3,88% 14,59% 100%

Thành thị 92,29% 1,45% 6,26% 100%

Tổng cộng 83,76% 3,38% 12,87% 100%

Nói chung, thì tỷ lệ người Việt biết đọc biết viết khá cao so với các quốc gia Nam Á (từ 22,4% tại Népal đến 50% tại Lào và 68,2% tại Trung Quốc). Đó là nhờ chữ Việt đã được la tinh hóa, nên dễ học.

1.1 Những chênh lệch lớn

Những con số trên che đậy những chênh lệch lớn. Tài liệu (3) cho biết :

Trong số người ù chữ, 64,58% thuộc phái nữ, và 35,42% thuộc phái nam; dân nông thôn 89,92%, người thành thị 10,08%.

Tỷ lệ mù chữ trong các s¡c tộc:

Người Mường: 81,30% Người Khờ Me : 41,58% Người Thượng : 39,13% Người Kinh : 9,92% Người Trung Hoa : 8,01%

Tỷ lệ mù chữ theo vùng :

Cao nguyên B¡c phần: 15,18% Châu thổ sông Hồng Hà : 8,20% Miền Trung B¡c phần : 10,60% Duyên hải Trung phần : 14,89% Cao nguyên Trung phần : 31,40% Miền Đông Nam phần : 7,37% Châu thổ sông Cửu Long : 16,01%

1.2 Dấu hiệu suy thoái

Vẫn tài liệu (3) cho biết :

Lứa tuổi 6 - 10 tuổi 11 - 14 tuổi 15 - 17 tuổi

Tỷ lệ chưa đi học 20,05% 5,21% 6,21%

Tỷ lệ bỏ học 0,53% 22,46% 66,47%

Bảng này cho ta thấy tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 10 tuổi không được đi học rất cao. Tài liệu (2) cho biết thêm tỷ lệ những người chưa bao giờ đến trường (1989) :

Lứa tuổi 10 - 14 tuổi 25 - 34 tuổi

Nam 6,5% 4,5%

Nữ 7,5% 7%

Số trẻ em không được đi học ngày càng nhiều.

2. Những người được đi học

Tài liệu (4) (Phân tắch kết quả điều tra mẫu - Tổng Cục Thống Kê Hà Nội, 1991) cho biết : tỷ lệ các em được đi nhà trẻ và các lớp mẫu giáo như sau :

Năm 1987 - 1988 Năm 1989 - 1990

Nhà trẻ 20,1% 12,2%

Mẫu giáo 38,5% 33,4%

Các con số này cho thấy trẻ em ngày càng ắt được đi học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài liệu (2) cho biết những người được đi học trong lứa tuổi (1987) : Phổ thông cơ sở (Tiểu học và Trung học đệ nhất cấp) : 74,5% Phổ thông trung học (Trung học đệ nhị cấp) : 20%

Tỷ lệ của phổ thông trung học có chênh lệch giữa các vùng : tỷ lệ này tăng đến 28 - 31% tại ba đỉnh của một tam giác tạo nên bởi ba tỉnh : Cao Bằng, Hà Sơn Bình và Quảng Ninh ở miền B¡c. Các vùng núi Tây B¡c, Gia Lai - Kon Tum, các tỉnh ngoại vi ở miền Nam cùng với Thuận Hải là những nơi có tỷ lệ học sinh thấp nhất, từ 7 đến 13%.

Tài liệu (3) cho biết tỷ số đi học

Mức / Lứa tuổi Tỷ số gộp đi học * Tỷ số thuần đi học **

Tiểu học / 6 - 10 Trung học I / 11 - 14 Trung học II / 15 -17 Đại học / 18 - 25 104,11 52,95 17,31 3,21 82,34 42,23 14,00 2,73

* Tỷ số gộp đi học (taux brut de scolarisation) tắnh luôn các em lớn tuổi hơn nhưng cùng học với các em khác. Vắ dụ: trong trường Tiểu học gồm có các em từ 6 đến 10 tuổi, ta thấy có nhiều em từ 12 đến 16 tuổi cũng đi học cùng. Do đó tỷ số gộp có khi hơn 100%.

** Tỷ số thuần đi học (taux net de scolarisation) chỉ lấy các em đúng tuổi của mình, cho nên ắt sai hơn.

Ta có thể so sánh các tỷ số đi học với các nước khác, để thấy sự yếu kém của các mức Trung học II và Đại học (1988) :

Vùng Tiểu học Trung học Đại học

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

Trung đông và B¡c Phi 100 85 50 40 10 6 Nam Á 80 40 25 15 5 4 Đông Á 110 90 50 50 10 8 Châu Mỹ La tinh và Caraibes 100 95 40 45 12 12 Nam Phi và Sahara 70 50 15 10 3 2 Các nước kỹ nghệ hóa 100 100 95 95 35 35 Nguồn tài liệu : Conférence mondiale sur l'éducation pour tous, Jomtien, Thailande, Mars 1990.

Ngoài ra chỉ có 10% học sinh hốt nghiệp trung học là được vào các trường đại học.

3. Số năm được đi học

Tài liệu (4) cho biết :

Số năm học trung bình chia theo nhóm tuổi (năm 1989)

Nhóm tuổi Số năm học trung bình

10 -14 15 - 19 20 - 24 25 - 29 30 - 34 35 - 39 40 - 44 45 - 49 50 - 54 55 - 59 60 - 64 65 + 5,8 9,5 9,6 9,7 9,5 9,1 8,9 8,1 7,4 7,1 6,7 6,4

Bảng này cho thấy là người Việt Nam hồi xưa ắt được đi học (những người trên 65 tuổi). Dần dần số năm được đi học ngày càng tăng, cho đến lứa tuổi 25 - 29 là được đi học nhiều nhất. Sau đó thời gian học lại bị giảm đi, cho thấy sự suy thoái của việc học.

Số năm học tắnh theo thành thị / thôn quê và Nam / Nữ

Trung bình Giáo dục phổ thông Giáo dục huấn nghiệp

Thôn quê 5,75 5,599 0,128 Thành thị 7,73 7,092 0,553 Nam 6,472 6,139 0,227 Nữ 5,902 5,717 0,167 Trung bình 6,187 5,928 0,222 4. Tỷ lệ học sinh bỏ học

Tài liệu (2) cho biết trong lớp tuổi từ 10 đến 14, số học sinh bỏ học trung bình là 12%, và ở nông thôn, học sinh bỏ học (17%) nhiều hơn ở thành thị (10%).

Tình trạng của trung học đệ nhị cấp (từ 15 đến 17 tuổi) lại càng tệ hơn : chỉ có 20% số em trong tuổi tương ứng là theo học, và tỷ lệ bỏ học cũng gia tăng mạnh. Trong năm học 1986 - 1987, tỷ lệ bỏ học là 8%, trong năm học 1987 - 1988, tỷ lệ bỏ học là 22% ! Tài liệu (5) (Kinh tế, xã hội nông thôn ngày nay. - Tập 1, Hà Nội 1991) cho biết tỷ lệ học sinh phổ thông bỏ học :

Năm 1987 - 1988 Năm 1989 - 1990

Tiểu học 9,41% 12,75% (miền Nam 14,54%)

Trung học đệ nhất cấp 12,36% 27,0% (miền Nam 32,78%) Trung học đệ nhị cấp 8,75% 19,45% (miền Nam 26,23%)

Tài liệu (2) cho biết tỷ lệ học sinh trung học đệ nhị cấp bỏ học khác với những con số trên :

Năm 1986 - 1987 Năm 1987 - 1988

Trung học đệ nhị cấp 8% 22%

Xem thế, số học sinh bỏ học ngày càng nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Hiệu suất nội

Hiệu suất nội (rendement interne, internal efficiency) tắnh tỷ lệ học sinh học hết học trình, không bỏ học hay không bị ở lại lớp. Các tắnh này không kể những người không được đi học. Hiệu suất tối đa là 1, tối thiểu là 0

Tài liệu (1) cho biết là hiệu suất nội của tiểu học gia tăng từ năm 1982 đến 1987, sau đó giảm đi từ năm 1987 đến năm 1989. Hiệu suất nội của tiểu học hiện là 45%, tức là trong số 100 em b¡t đầu vào tiểu học, chỉ có 45 em học đến hết học trình tiểu học mà không bị ở lại lớp hay bỏ học. Con số này rất thấp so với Thái Lan (64% năm 1987), và Nam Dương (80%). Trung bình học sinh Việt Nam phải học 8,1 năm mới xong chương trình 5 năm Tiểu học và có từ 15% đến 17% bỏ học nửa chừng.

Hiệu suất nội cũng chênh lệch giữa hai miền B¡c và Nam (từ năm 1987 đến năm 1989) :

Miền Tiểu học Trung học I Trung học II

Miền B¡c 64,5% 55,9% 58,5%

Các dữ kiện về hiệu suất nội của các ngành Cao đẳng, Đại học hay Huấn nghiệp hiện không có, nhưng chúng ta cũng biết được kết quả như sau :

Số người có bằng cấp Đại học là 1,5% dân số (2,1% nam và 1,1% nữ; 4,5% tại thành thị và 0,7% tại nông thôn). Mặc dù ắt như vậy, rất nhiều người ra trường vẫn không tìm ra được việc làm tại Việt Nam nên có nghịch cảnh chắnh phủ phải xuất cảng chất xám vốn đã được đào tạo một cách rất tốn kém và hiếm hoi.

6. Giáo dục huấn nghiệp

Các tài liệu tham khảo ắt nói đến kết quả của nền Giáo Dục Huấn Nghiệp (xem phần 1).

Các dữ kiện đều cho thấy là về ngành Huấn nghiệp, cũng có sự suy thoái : số trường, số giảng viên và số học sinh đều giảm đi.

7. Trình độ học vấn người dân

Tài liệu (3) cho biết tỷ lệ dân số học xong một chương trình :

Không đi học Tiểu học

Trung học đệ nhất cấp Trung học đệ nhị cấp Tiểu học kỹ thuật Trung học huấn nghiệp Cao đẳng hay Đại học Trường khác 27,71% 34,91% 23,20% 6,49% 2,76% 3,21% 1,67% 0,03% Tổng cộng 100%

Trình độ học vấn người dân trong tương lai chỉ có thể giảm đi, nếu không giải quyết được những vấn đề đặt ra ở phần ba.

Một phần của tài liệu Tình hình Việt Nam từ năm 75-95 (Trang 35 - 39)