Sau 1987, sự bất công giữa những người có tiền và những người không có tiền trước vấn đề giữ gìn sức khỏe càng ngày càng tăng. Tuy nhiên có tiền ở nông thôn cũng khó chữa chạy nếu lỡ bị bệnh.
Sự cách biệt có nguyên do chánh là các cơ quan trung ương chỉ chú trọng phát triển ở các vùng thành thị là nơi có thể thu hút được đầu tư ngoại quốc, bỏ phế cho các cơ quan địa phương lo các vấn đề. Vì kiến thức kém, vì thiếu phương tiện, vì đa số người có học đều dồn về sống ở các đô thị lớn, nông thôn gần như bị quên lãng trên vấn đề y tế.
Trong khi ở các thành phố lớn, số bác sĩ tăng một cách nhanh chóng, thì ở nông thôn số bác sĩ không tăng bao nhiêu. Riêng Vũng tàu, nhờ là nơi có kỹ nghệ dầu hỏa, có người ngoại quốc đông, có tiền của nhiều thì số bác sĩ cho 10000 dân nhiều gấp 5 lần số bác sĩ ở một tỉnh nghèo như Đồng Tháp.
Sự khác biệt đó không chỉ thể hiện qua những con số các bác sĩ, mà còn qua cách sinh sống, chữa trị, ... Sau đây là một vài con số so sánh giữa Sài Gòn và Việt Nam :
Sài Gòn Việt Nam
Chi tiêu về y tế (%lợi tức) 6.3% 1.7% (1991) * Tử vong trẻ em sơ sinh 2.5% 5.4% (1991) * Tử vong trẻ em dưới 5 4.6% 5.8% (1991) * Thiếu dinh dưỡng trẻ em 25% 51% (1991) * Số bác sĩ cho 10000 người 5.5 3.5 (1989) ** Số y sĩ cho 10000 người 3.4 7.1 (1989) ** Số y tá cho 10000 người 12.4 10.5 (1989) ** * số của Bộ Y Tế
** số của Tổng Cục Thống Kê
Sự thiếu phương tiện tại các vùng nông thôn lại đưa đến việc các trẻ em ở nông thôn không được nuôi dưỡng kỹ càng, không được theo dõi trên phương diện sức khỏe, không được chắch ngừa bệnh.
Thành thị Nông thôn
Tử vong trẻ em sơ sinh 3.21% 4.06% Tử vong trẻ em dưới 5 4.21% 5.72% Trẻ em sinh ra dưới 2,5kg 6.45% 10.32% Chi tiêu về sức khỏe của các bà mẹ 123 513 105588
(Số liệu của Tổng cục Thống kê : Thăm dò về điều kiện sinh sống - 04-1994)