V I Những số liệu mang nhiều ý nghĩa
Phân Bố chi tiêu theo ngành nghề của người chủ gia đình ('000 Đồng bình quân, trong một năm)
Chi tiêu tiền tệ Chi tiêu thật sự
Khu vực hoạt động Thành thị Nông thôn Trung bình Thành thị Nông thôn Trung bình
Nông-ngư-lâm nghiệp 2034,8 1076,3 1136,4 1931,9 1087,7 1140,6 Hầm mỏ, khai thác 1630,6 839,6 1023,8 1531,6 879,2 1031,1 Biến chế 2389,3 1340,2 1749,8 2171,2 1366,2 1680,5 Điện, nước, khắ đốt 3056,5 1636,9 1952,3 2946,3 1827,7 2076,3 Xây cất 2308,4 968,2 1257,2 2154,9 1002,7 1251,1 Du lịch, thương mãi 2604,6 1782 2243,9 2384,9 1760,2 2111 Vận tải chuyên chở 2109,6 1463,8 1698,9 1924,5 1462,7 1630,8 Tài chánh, bảo hiểm 3232,6 1220,2 1828,6 3063,7 1269 1811 Cộng đồng,xã hội, nhân lực 2431,1 1399,1 1904,9 2231,3 1413,2 1814,2 Không hoạt động 2552,7 1241,7 1668 2279,5 1248,3 1583,6
Chung 2406,4 1156,5 2198,8 1167,4
Toàn quốc 1405,8 1373,1
Ghi chú: ảnh hưởng thời giá địa phương đã được loại bỏ trong chi tiêu thực sự Những chi tiêu này không bao gồm tiền nhà.
Xuất xứ: Thăm dò về điều kiện sinh sống 1992-1993, Tổng Cục Thống Kê (4/1994)
Nhận xét đầu tiên là nhận định dựa trên ngành nghề này không hoàn hảo vì tại Việt Nam, bên cạnh một nghề chắnh, người dân thường phải đèo bồng thêm một, hai nghề phụ trội nữa để kiếm sống: theo cuộc thăm dò thì tỉ số những người chỉ có một việc khoảng 67% tổng số lao động.
Ngoài ra, số người làm việc trong một gia đình cũng khiến mức chi tiêu của gia đình gia tăng. Chúng ta không được rõ số người lao động trong một hộ là bao nhiêu, chỉ được biết rằng một hộ trung bình gồm 4,96 người, trong đó có 2,78 người thuộc lớp tuổi lao động.
Các nghề thương mãi, du lịch có mức chi tiêu cao nhất, kế đến là các ngành điện, nước, khắ (trong đó hẳn có dầu hỏa). Cần nh¡c nhở rằng các ngành sau thuộc quốc doanh và mang lại nhiều cơ hội để ăn đút lót. Do đó, cũng không nên lấy làm lạ nếu các ngành "cộng đồng, dịch vụ xã hội" có mức chi tiêu khá, vì có tỉ số cán bộ cao cấp hẳn là cao. Sự việc cán bộ cao cấp bán đất của công để có tiền bỏ túi là truyện thường được mục kắch và trường hợp của Giám Đốc Xắ nghiệp Thương Binh Nam Ngãi đã bán 76 lô đất, thu được hơn 800 chỉ vàng để ngoài sổ sách, chi tiêu cho đãi đằng, tiếp khách, cá nhân, hoặc của Kế Toán Trưởng mỏ than Nông Sơn rút của cơ quan 348 triệu đồng...không phải là những trường hợp đơn lẻ (báo Lao Động, tháng 11&12/1994).
Yếu nhất là các nghề khai thác hầm mỏ và làm ruộng, chài lưới, săn b¡n. Những nghề này thuộc khu vực sơ đẳng hiện có tổng số lao động cao nhất (72% tổng số lao động).
Để tóm t¡t, những kết quả của công cuộc thăm dò 92-93 cho thấy rằng trình độ mở mang của nền kinh tế quốc gia là nguyên nhân của sự đói khổ và vạch ra bên cạnh đó, những vùng đang cần sự trợ giúp tắch cực và khẩn trương của cấp cầm quyền. Từ đó, đặt ra vấn đề quan niệm lại vai trò của Nhà Nước trong nền kinh tế quốc gia.
Sau khi phân tắch hiện tượng nghèo đói ở Việt Nam và đối chiếu với các khoản chi của Nhà Nước (xin coi ngân sách quốc gia) thì ta có thể tự hỏi rằng đường lối phát triển hiện hữu, "kinh tế thị trường với vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh" có làm cho dân giàu, nước mạnh không, hay chỉ làm cho hố sâu chênh lệch giữa các miền trong nước, giữa các nông thôn và các thành thị, giữa thiểu số có cơ hội thăng tiến và làm giàu và đa số đang cố g¡ng sống qua ngày, trong vô vọng?