- Phác đồ ưu tiên
10. Dự phòng lây truyền từ mẹ sang con và dự phòng sau phơi nhiễm do tai nạn nghề nghiệp
10.2. Dự phòng sau phơi nhiễm do tai nạn nghề nghiệp
10.2.1. Các dạng phơi nhiễm:
- Do kim đâm khi làm các thủ thuật tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò…
- Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác.
- Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.
- Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, viêm loét từ trước) hoặc bắn vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).
- Khác: bị người khác dùng kim tiêm có máu đâm vào hoặc trong khi làm nhiệm vụ đuổi bắt tội phạm v.v…..
10.2.2. Quy trình xử trí sau phơi nhiễm
10.2.2.1. Xử lý vết thương tại chỗ a. Đối với tổn thương da chảy máu:
- Xối ngay vết thương dưới vòi nước.
- Để vết thương chảy máu trong một thời gian ngắn.
- Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javel 1/10, hoặc cồn 700) trong thời gian ít nhất 5 phút. b. Đối với phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút.
c. Đối với phơi nhiễm qua miệng, mũi:
- Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%. - Xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần.
10.2.2.2. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản: nói rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm.
10.2.2.3. Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm. 10.2.2.4. Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm. 10.2.2.5. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm:
Nguy cơ cao :
- Tổn thương qua da sâu, chảy nhiều máu do kim nòng rỗng cỡ to.
- Tổn thương qua da sâu, rộng chảy máu nhiều do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải.
- Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước.
- Tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít.
- Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.
Không có nguy cơ: Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.
10.2. 2.6. Chỉ định điều trị ARV cho người bị phơi nhiễm:
- Phơi nhiễm không có nguy cơ: Không cần điều trị
- Phơi nhiễm nguy cơ thấp: chỉ tiến hành điều trị khi nguồn gây phơi nhiễm có HIV(+) và người bị phơi nhiễm có HIV(-).
- Phơi nhiễm có nguy cơ cao: cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm và xét nghiệm nguồn gây phơi nhiễm. Ngừng điều trị nếu nguồn gây phơi nhiễm có xét nghiệm HIV âm tính.
Điều trị ARV phải được tiến hành sớm từ 2 - 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm, không nên điều trị muộn sau 72 giờ.
* Chú ý: trong các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ, cần chỉ định dùng thuốc ARV ngay cho người bị phơi nhiễm. Sau đó xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm. Nếu kết quả dương tính thì tiếp tục điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho đủ thời gian 01 tháng; nếu kết quả âm tính thì ngừng sử dụng thuốc ARV.
10.2.2.7. Tư vấn cho người bị phơi nhiễm:
- Nguy cơ nhiễm HIV, viêm gan B, C
- Các triệu chứng gợi ý bị tác dụng phụ của thuốc và nhiễm trùng tiên phát: sốt, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch v.v...
- Phòng lây nhiễm cho người khác: người bị phơi nhiễm có thể làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.
10.2.3. Điều trị dự phòng bằng ARV:
Phơi nhiễm nguy cơ cao Phơi nhiễm nguy cơ thấp
Phác đồ điều trị ZDV + 3TC hoặc d4T + 3TC
cộng với: NFV/LPV/r hoặc
EFV hoặc IDV
ZDV + 3TC hoặc d4T + 3TC
Thời gian điều
trị 4 tuần
- Xét nghiệm theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV: Công thức máu, chức năng thận, men gan lúc bắt đầu điều trị và sau 2 tuần; đường máu nếu sử dụng PI
Liều lượng và cách dùng:
- ZDV: 300mg uống hai lần một ngày - 3TC: 150mg uống hai lần một ngày
- d4T: < 60kg - 30mg uống hai lần một ngày
≥ 60kg – 40mg uống hai lần một ngày - NFV: 1250mg uống hai lần một ngày - LPV/r: 400mg/100mg uống hai lần một ngày - IDV: 1200mg uống hai lần một ngày
EFV: 600mg uống trước khi đi ngủ
11.
Sự tuân thủ trong điều trị HIV