Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ trong quá trình điều trị người nhiễm HIV/AIDS:

Một phần của tài liệu Chẩn đoán và điều trị nhiễm hiv/aids (Trang 65 - 66)

- Phác đồ ưu tiên

10. Dự phòng lây truyền từ mẹ sang con và dự phòng sau phơi nhiễm do tai nạn nghề nghiệp

11.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ trong quá trình điều trị người nhiễm HIV/AIDS:

nhiễm HIV/AIDS:

• Do bản chất của bệnh: vì là bệnh chưa thể chữa khỏi hẳn lên đây luôn là gánh nặng tâm lý đeo đẳng suốt cuộc đời của bệnh nhân. Nhất là đối với những bệnh nhân có lòng tự trọng yếu, kém niềm tin và lạc quan thì dễ dẫn đến tình trạng chán nản, buông xuôi, bỏ điều trị hoặc dùng thuốc thất thường dẫn đến thất bại điều trị.

• Phải dùng quá nhiều thuốc: người nhiễm HIV/AIDS có thể bị nhiều loại nhiễm trùng cơ hội khác nhau. Việc điều trị và điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội nhiều khi phải sử dụng nhiều loại thuốc: nhất là các thuốc điều trị lao - số lượng nhiều và phải dùng thuốc kéo dài. Đặc biệt, những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng vi rút hoạt tính cao (HAART) thì phải dùng ít nhất 3 loại thuốc trở nên thì số lượng thuốc và thời gian dùng thuốc kéo dài suốt đời là những rào cản lớn tác động đến sự tuân thủ. • Do các tác dụng phụ không mong muốn của các thuốc sử dụng điều trị cho

bệnh nhân: các thuốc sử dụng điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội (phổ biến là Co-trimoxazol) có thể gây sốt, phát ban dị ứng; các thuốc điều trị lao có thể gây viêm gan, dị ứng với phát ban và sẩn ngứa, viêm dây thần kinh ngoại biên hoặc viêm dây thần kinh thị giác. Đặc biệt, những bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc kháng Retrovirus thì có thể gặp rất nhiều tác dụng phụ khác nhau như: sốt, phát ban, nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, viêm gan, viêm tụy, viêm dây thần kinh ngoại biên, thiếu máu, sỏi thận, đái máu, loạn dưỡng mỡ

v.v... trường hợp quá mẫn nặng có thể xuất hiện Hội chứng Steven Jonhson. Các tác dụng phụ không mong muốn này ảnh hưởng rất lớn đến sự tuân thủ của người bệnh, làm người bệnh sợ phải dùng thuốc, không tin tưởng vào sức khỏe của mình dẫn đến bỏ thuốc hoặc dùng thuốc không đều đặn.

• Thiếu hỗ trợ (gia đình, bè bạn, cán bộ y tế): sự hỗ trợ của cán bộ y tế, người thân trong gia đình và bạn bè của người bệnh là yếu tố quan trọng đảm bảo việc tuân thủ của người bệnh. Việc chia xẻ, an ủi và động viên cũng như nhắc nhở hoặc giúp đỡ người bệnh uống đủ số lượng thuốc, đủ liều và đúng giờ sẽ làm cho sự tuân thủ của bệnh nhân được tốt vì nhiều bệnh nhân không thể tự giác nhớ được cách sử dụng đúng các thuốc theo chỉ định của thày thuốc.

• Gánh nặng về tài chính: quá trình mắc bệnh kéo dài, phải chi phí cho cuộc sống cũng như theo dõi điều trị, trong khi bệnh nhân không có khả năng tạo ra thu nhập (do sức khỏe hoặc bị thất nghiệp) sẽ là gánh nặng tài chính không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho cả những người khác trong gia đình bệnh nhân. Những khó khăn và thiếu thốn trong cuộc sống hàng ngày sẽ không đảm bảo cho sức khỏe thể chất và dễ làm cho bệnh nhân có những sang chấn về tinh thần dẫn đến chán nản và tuyệt vọng.

• Những hạn chế về chế độ ăn liên quan đến sử dụng thuốc: do mỗi thuốc có cách sử dụng khác nhau liên quan đến chế độ ăn như: có thuốc phải uống khi no, có thuốc phải uống xa bữa ăn, có thuốc phải kiêng dùng bia - rượu v.v... điều này cũng sẽ gây ra những khó khăn nhất định làm bệnh nhân nhiều khi sử dụng thuốc không đúng chỉ dẫn do bệnh nhân không nhớ hoặc phải ngừng các thói quen như sử dụng bia rượu (ở những người bệnh nghiện những đồ uống này).

Một phần của tài liệu Chẩn đoán và điều trị nhiễm hiv/aids (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w