- Phác đồ ưu tiên
10- Thỉnh thoảng cần phải nhập viện để được điều trị một cách năng nổ cho sự đau đớn khốc liệt hoặc các triệu chứng khác.
13.2. Ngăn ngừa nguy cơ lan truyền HIV sang các người khác trong bệnh viện.
- Được trang bị những kiến thức cơ bản về lây nhiễm HIV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội bệnh nhân có thể mang theo.
- Không tuỳ tiện thay đổi người chăm sóc. - Đeo găng, khẩu trang khi chăm sóc
13.1.4. Nhân viên y tế và thân nhân chăm sóc người bệnh HIV/AIDS
- Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS và người nhà trông nom bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ HIV.
- Khi bị xây sát, dính máu: Kiểm tra ngay tình trạng HIV và xem xét điều trị phơi nhiễm nếu cần thiết theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Nhân viên buồng mổ, buồng hồi sức, XN máu, Labo vi sinh: cũng cần được định kỳ kiểm tra HIV.
13.2. Ngăn ngừa nguy cơ lan truyền HIV sang các người khác trong bệnh viện. viện.
13.2.1. Sử dụng máu:
- Hạn chế tối đa truyền máu: do các xét nghiệm sàng lọc máu vẫn là xét nghiệm phát hiện kháng thể nên vẫn thể có xác xuất nhỏ là mẫu máu truyền lấy ở trong thời kỳ cửa sổ. Vì vậy, cần chỉ định truyền máu hết sức chặt chẽ để làm giảm nguy cơ lây nhiễm tuy chỉ với xác xuất nhỏ này.
- Kiểm tra HIV người bán máu, hiến máu.
- Cấm dùng máu, mô, cơ quan, tinh dịch của người nhiễm HIV.
- Cấm sản xuất thuốc, dược phẩm từ nhau thai, phủ tạng người nhiễm HIV.
- Labo truyền máu: Ghi đầy đủ kết quả XN HIV (họ tên, địa chỉ, thời gian, kết quả, kỹ thuật, người XN)
- Trong trường hợp cần truyền máu cấp cứu không có điều kiện thử HIV: Dùng máu phù hợp của bố mẹ, anh chị em nhưng phải có ký kết tự nguyện đồng ý
- Labo truyền máu ghi đầy đủ về truyền máu (họ tên người bệnh, thời gian, loại máu, nhóm máu, Markers virus viêm gan, HIV, số ký hiệu, tên và địa chỉ người cho máu).
13.2.2. Sử dụng dụng cụ trong chẩn đoán và điều trị:
- Khi lấy máu đầu ngón tay: Dùng kim riêng, cấm dùng bấm tự động. Với người HIV (+): Dùng xong huỷ (đốt, chôn)
- Lấy máu TM: dùng kim riêng, sau hủy luôn.
- Cấm bỏ kim và bơm tiêm đã dùng vào chung xoong đang luộc
- Với các kim thủ thuật sử dụng lại, dùng xong phải ngâm vào dung dịch sát khuẩn, sau đó thông kim và rửa bơm tiêm thật kỹ rồi đem khử trùng bằng luộc, hấp hoặc bằng cách dung dịch tiệt khuẩn.
- Dùng bơm tiêm
- Với người bệnh nội trú: Dành riêng mỗi người bệnh 1 hộp bơm tiêm
- Với người bệnh HIV/AIDS: Bắt buộc dùng loại 1 lần, dùng xong đem đốt, chôn.
- Dụng cụ đặc biệt: Chữa răng, dụng cụ nội soi, chọc tuỷ sống, khử khuẩn sau mỗi lần dùng.
- Ống thông dẫn lưu: Dùng 1 lần
- Khi châm cứu: Với người bệnh nội trú giao mỗi người 1 hộp kim. Với người bệnh ngoại trú: để riêng hộp đã dùng và chưa dùng
- Dụng cụ mổ đẻ: Sau mỗi lần dùng mổ 1 người bệnh phải lau chùi và khử trùng, tuyệt đối không dùng 1 dụng cụ cho 2 người bệnh
- Với người bệnh HIV/AIDS: Dụng cụ mổ xẻ được lau chùi và khủ trùng riêng
13.2.3. Lấy máu, bệnh phẩm của người được XN HIV, người HIV(+) và vận chuyển quản lý:
- Nhân viên kỹ thuật: Phải được huấn luyện, nắm vững kỹ thuật, phải đeo găng
- Mẫu máu, bệnh phẩm để XN HIV: Đưa ngay đến Labo, bảo quản lạnh, để riêng.
- Lọ đựng bệnh phẩm: Có ghi nhãn (thời gian, tên địa chỉ người bệnh, tên địa chỉ nhân viên)
- Máu và bệnh phẩm người nhiễm HIV(+): Để tủ riêng, không để chung với đối tượng nghi ngờ
- Khi vận chuyển: Đựng trong hộp có nắp kín, đảm bảo không vỡ (tốt nhất là hộp nhựa)
- Các XN khác (ngoài thử HIV) ở người bệnh HIV(+): Cũng tuân theo qui định trên
- Mặt bàn làm XN: Dùng kính, đá men không thấm, dễ lau chùi, sát trùng
- Tránh tiếp xúc với mẫu XN của người bệnh HIV(+) khi có xây sát ở tay
- Dùng xong mẫu XN phải tẩy uế bằng Na-Hypochloride 0.5% trước khi thải