Phòng ngừa tiếp xúc với máu qua niêm mạc hoặc vùng da bị tổn thương và phòng lây truyền qua giọt lỏng và qua không khí:

Một phần của tài liệu Chẩn đoán và điều trị nhiễm hiv/aids (Trang 76 - 78)

- Phác đồ ưu tiên

10- Thỉnh thoảng cần phải nhập viện để được điều trị một cách năng nổ cho sự đau đớn khốc liệt hoặc các triệu chứng khác.

13.4. Phòng ngừa tiếp xúc với máu qua niêm mạc hoặc vùng da bị tổn thương và phòng lây truyền qua giọt lỏng và qua không khí:

thương và phòng lây truyền qua giọt lỏng và qua không khí:

Chủ yếu là máu, dịch cơ thể có chứa máu bắn vào mắt hoặc các vùng da bị tổn thương.

Cần phải sử dụng các phương tiện bảo hộ để ngăn ngừa tiếp xúc với máu và dịch cơ thể.

Các rào chắn bảo vệ bao gồm:

- Găng tay:

tốt nhất là dùng loại găng dùng 1 lần, không nên rửa găng hay khử khuẩn găng dùng cho bệnh nhân khác vì có thể tạo lỗ thủng nhỏ không nhìn thấy được hoặc làm dịch thấm qua găng.

Không bao giờ giặt hoặc sử dụng lại găng tay sau khi đã sử dụng, Không quên rửa tay sau khi tháo bỏ găng.

cần có lớp chống thấm để ngăn không cho máu dịch thấm vào da hay áo quần.

- Khẩu trang:

Luôn đeo khẩu trang khi hỏi bệnh, khám bệnh và thực hiện các chăm sóc y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS vì bệnh nhân hay có các nhiễm trùng hô hấp thường gặp như:

+ Lao phổi thể hoạt động

+ Viêm phổi do Pneumocytis carinii

+ Viêm phổi do vi khuẩn: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus

influenzae

+ Nhiễm nấm Histoplasma

Đeo khẩu trang giúp tránh lây nhiễm cả qua giọt lỏng (tiếp xúc gần) qua ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện (ví dụ : PCP, H. influenzae, bệnh hô hấp do vi khuẩn, nấm...) và cả lây qua giọt treo (Lao..) (không cần có sự tiếp xúc gần).

Phòng lây truyền qua giọt lỏng:

Nếu cách bệnh nhân trong vòng 1 mét: cần phải đeo khẩu trang phẫu thuật khi thăm khám hoặc làm thủ thuật, áp dụng các biện pháp dự phòng phổ thông và đeo khẩu trang cho bệnh nhân khi vận chuyển hoặc ra khỏi phòng cách ly.

Phòng lây truyền qua giọt treo:

Phải đeo khẩu trang N95 khi ở trong phòng có bệnh nhân nghi bị lao thể hoạt động. Phải đeo khẩu trang phẫu thuật cho bệnh nhân.

Khi bệnh nhân mới đến khám, phải hỏi bệnh nhân xem có thể bị lao không (sốt, ho ra đờm kéo dài hơn 2 tuần ). Nếu có, phải cho bệnh nhân đeo khẩu trang hoặc chờ ở ngoài.

- Kính bảo hộ hoặc mạng che mặt:

nhất là trong khi làm các thủ thuật có khả năng văng tóe máu.

- Rửa tay:

Vệ sinh tay sẽ làm giảm lây nhiễm từ người này sang người khác. Vệ sinh tay không những bảo vệ chính chúng ta mà còn bảo vệ các bệnh nhân của chúng ta khỏi những mầm bệnh mà chúng ta có thể mang theo tay. Phải luôn nhớ rằng, bệnh nhân HIV có hệ miễn dịch đã bị suy yếu nên họ rất nhạy cảm với

nhiều loại nhiễm trùng mà hệ miễn dịch bình thường của chúng ta có thể bảo vệ được.

Rửa tay trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân. Tay và những vùng da khác cần được rửa hay khử khuẩn ngay sau khi tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể và sau khi tháo găng.

Có thể rửa tay bằng xà phòng và nước, sau đó lau khô bằng khăn hoặc làm khô bằng máy sấy tay, hoặc có thể rửa tay không dùng nước bằng các dung dịch sát khuẩn dạng Gel đóng sẵn.

* Các dịch cơ thể cần áp dự phòng phổ thông:

- Máu

- Các dịch lẫn máu có thể nhìn thấy được

- Tinh dịch

- Dịch tiết âm đạo

- Nước ối

- Dịch não tuỷ

- Dịch màng phổi, màng tim, màng bụng.

* Các chất dịch không cần áp dụng các biện pháp dự phòng phổ thông:

- Nước tiểu* - Phân * - Dịch tiết mũi - Đờm* - Mồ hôi - Nước mắt - Chất nôn*

( * Trừ khi các dịch này có chứa máu nhìn thấy được).

Một phần của tài liệu Chẩn đoán và điều trị nhiễm hiv/aids (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w