Thực tế vấn đề tiền lương trên thế giớ

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Nông trường Cao su Phú Xuân - daklak.pdf (Trang 25 - 27)

Tình trạng tiền lương trì trệ và suy giảm đe dọa tới hồi phục kinh tế

Tổ chức lao động thế giới (ILO) cảnh báo: “Hồi phục kinh tế toàn cầu hiện tại đang bị đe dọa bởi tình trạng tiền lương giảm và trì trệ ở nhiều quốc gia và đây cũng là nguyên nhân hạn chế tiêu dùng tại các hộ gia đình”.

Trong báo cáo lương toàn c ầu mới nhất, Cơ quan Liên hợp quốc cho biết, tăng trưởng tiền lương thực tế được điều chỉnh cho lạm phát đã giảm mạnh trong năm 2008. Sự suy giảm không ngừng của tiền l ương thực tế toàn cầu đãđặt ra nhiều câu hỏi hệ trọng về sự hồi phục thực sự của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt nếu các gói cứu trợ của chính phủ đ ược rút đi quá sớm”.

Tăng trưởng tiền lương tháng thực tế giảm từ 4.3% trong năm 2007 xuống 1.4% trong năm 2008, và ch ỉ có dấu hiệu phục hồi vào cuối năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 khoảng 2.2% tại 53 quốc gia đ ược thu thập số liệu. Tuy nhiên, tiền lương thực tế đã trì trệ và giảm trong hơn 1 quý tại các quốc gia này bao gồm cả một số nền kinh tế lớn nhất thế giới nh ư Mỹ, Đức, Nhật và Anh. Báo cáo cho biết các chỉ số của năm 2009 cho thấy một bức tranh thậm chí ảm đạm h ơn và tạo ra sự hồ nghi về khả năng tiêu dùng của các hộ gia đìnhđể duy trì nhu cầu một khi tác động của các gói cứu trợ từ chính phủ đuối dần. Tại Mỹ cứ 1% tăng l ương danh nghĩa (không kể lạm phát) tạo ra 60 tỷ USD thu nhập gia đình phát sinh. Tiền lương

danh nghĩa tại Mỹ đã giảm 2% cho tới thời điểm này của năm sau một mức giảm cố định của năm 2008.

ILO cho rằng sự suy giảm tiền l ương tháng là do cắt giảm giờ làm bao gồm cắt giảm làm việc thêm giờ và làm việc theo ca. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tăng có thể cũng đã tạo áp lực đối với tiền l ươngngay cả khi sản xuất đã tăng.

Kế hoạch chia sẻ công việc tại Đức, trợ cấp tiền l ương đền bù cho những giờ làm ngắn hơn, đã thành công trong việc duy trì công việc và thu nhập mặc dù sẽ rất khó cho các quốc gia giàu có để làm theo kế hoạc này. ILO sẽ tập trung hơn vào việc tăng các mức lương tối thiểu vừa như một công cụ chống lại cái nghèo vừa như một phương tiện duy trì nhu cầu chung của nền kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, mức lương tối thiểu nên được kết hợp với các giải pháp hỗ trợ thu nhập khác

Cũng theo ILO, những năm đình trệ tiền lương liên quan tới sự bất cân bằng thu nhập ngày càng tăng và sự tăng năng suất cũng góp phần gây ra khủng hoảng kinh tế do các hộ gia đình buộc phải mắc nợ để tăng ti êu dùng. Trong tương lai, khôi phục lại mối quan hệ giữa tăng trưởng sản xuất và tăng lương là quan tr ọng choổn định kinh tế và xã hội.

Trong thời điểm hiện tại cả các n ước phát triển lẫn các n ước đang phát triển đều tăng mức lương tối thiểu, nhằm làm dịu mối lo ngại về tình trạng bất bình đẳng và tiền lương thấp. Nhiều nước đã tăng lương tối thiểu ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế hiện nay. Trong năm 2009 v à quí đầu của năm 2010, một nửa trong 86 quốc gia được cập nhật, trong đó có những nền kinh tế lớn nh ư Mỹ, Nga,Nhật Bản và Brazil, đã tăng lương tối thiểu cao hơn mức lạm phát.

Tiền lương của người lao động chỉ được tăng ở mức khiêm tốn trong suốt một thập kỷ trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ngay cả khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục. Lương tăng chậm trong nhiều năm so với năng suất lao động, cùng với tình trạng bất bình đẳng gia tăng, đã góp phần làm nghiêm trọng thêm cuộc khủng hoảng hiện nay về vấn đề tiền l ương cho người lao động, do nó hạn chế khả năng chi tiêu của các gia đình. Do đó việc gắn liền năng suất lao động với tiền lương là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ổn định kinh tế-xã hội. ILO cho rằng, các công ty, các doanh nghiệp cần gia tăng sức cạnh tranh thông qua nâng

cao năng suất lao động, hơn là cắt giảm chi phí lao động và người lao động phải được quyền thương lượng về tiền lương của mình.

2.2.2.Quan điểm và nội dung hoàn chỉnh cải cách tiền lương của Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Nông trường Cao su Phú Xuân - daklak.pdf (Trang 25 - 27)