Đánh giá chung về công tác quản lý tiền lương tiền công tại Nông trường Phú Xuân

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Nông trường Cao su Phú Xuân - daklak.pdf (Trang 70 - 72)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.1 Đánh giá chung về công tác quản lý tiền lương tiền công tại Nông trường Phú Xuân

tại Nông trường Cao su Phú Xuân

Công tác xây dựng và quản lý tiền lương, tiền công trong một tổ chức kinh tế xã hội là rất quan trọng, có ýnghĩa to lớn về mặt xã hội cũng như tính hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cơ chế trả lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố quan trọng khác nh ư ngành nghề, uy tín của doanh nghiệp, môi trường làm việc hay cơ hội thăng tiến… Một c ơ chế trả lương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì được những cán bộ, nhân viên giỏi.

4.4.1 Đánh giá chung về công tác quản lý tiền lương tiền công tại Nông trường PhúXuân Xuân

Nông trường Cao su Phú Xuân thực hiện toàn diện công tác quản trị tiền l ương cho người lao động trong đó có việc điều chỉnh đ ơn giá tiền lương và chủ trương trả lương theo sản lượng mũ khai thác đối với bộ phận trực tiếp và trả lương theo kết quả hoàn thành công việc đối với bộ phận gián tiếp đã tác động lớn đến người lao động. Trong khi quỹ lương kế hoạch hàng tháng, quý, năm đều có sự điều chỉnh của Tổng công ty cao su Đăklăk nên cóảnh hưởng nhất định đến mức thù lao của người lao động và tổng sản lượng khai thác và quản lý của Nông trường, nếu Nông trường thực hiện công tác tiền l ương không đảm bảo kế hoạch cao h ơn hay thấp hơn đều ảnh hưởng không tốt đến tiền l ương của người lao động do điều chỉnh đ ơn giá tiền lương. Thực hiện trả lương theo sản lượng khai thác có một vấn đề đặt ra là nếu giá của các sản phẩm cao su trên thị trường xuống thấp ngoài dự kiến của công ty và các ngành chức năng khác thì tiền lương của người lao động sẽ như thế nào khi làm việc cho Nông trường.

Trình độ lao động: Phần lớn trình độ lao động của bộ phận công nhân khai thác là rất thấp, lao động phổ thông là chủ yếu và thậm chí có một bộ phận không nhỏ là chưa biết chữ, là những lao động người đồng bào dân tộc thiểu số, trong khi bộ phận gián tiếp vẫn luôn luôn có kế hoạch đào tạo hàng năm cho nhân viên nh ằm nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu công việc và cũng cần phải có thời gian để đáp ứng yêu cầu tại mỗi vị trí công tác.

Trong quá trình hoạt động, Nông trường phải thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà nước về việc tạo điều kiện việc l àm cho người lao động tại chỗ, đặc biệt l à người lao động dân tộc thiểu số. Tuy nhiên bộ phận này có trình độ rất thấp trong khi việc đào tạo tay nghề chưa thật sự đi vào thực tiễn, còn nhiều những khó khăn nên bộ phận lao động này bị phạm lỗi kỹ thuật và nhiều lao động đã không thể đáp ứng tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả khai thác.

Bản thân người lao động

Tiền lương của bộ phận lao động trực tiếp đ ược trả dựa trên khối lượng mũ cao su khai thác trong tháng thực hiện được và các tiêu chuẩn nghiệm thu, tuy nhiên do thiếu những kỹ năng cần thiết trong công việc, khả năng tiếp cận với những phương pháp làm việc mới còn hạn chế, không biết quản lý tốt h ơn kết quả công việc do đó tiền lương bị giảm trừ, thất thoát có khi nảy sinh những mâu thuẩn bất đồng, những tiêu cực trong đội ngũ lao động.

Tiền lương của bộ phận gián tiếp đ ược trả dựa trên khối lượng và kết quả hoàn thành công việc do đó cũng nảy sinh những hạn chế nh ư các nhân viên ở mỗi phòng ban chỉ cố gắng hoàn thành công việc của phòng mình, thiếu sự kết hợp đồng bộ với các nhân viên ở bộ phận khác, bên cạnh đó nhân viên chỉ chú trọng đến kết quả công việc đã hoàn thành hay chưa, mức độ đến đâu? Mà bỏ qua yếu tố chất lượng của công việc mà nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung trong hiệu quả quản lý của toàn bộ hoạt động của Nông tr ường. Nhưng nhìn chung công tác tiền lương cho bộ phận gián tiếp làổn định, thực sự có những tác động tích cực đến ng ười lao động.

Bảng 4.16 Thống kê thu nhập BQ của người lao động

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Quỹ lương 1000đ 29773259 33284158 27427484.5

Diện tích ha 1607.7 1607 1737.7

Đơn giá tiền lương nghìn đồng/ha 18519.163 20711.984 15783.7858

Năng suất BQ tấn/người 3.08 3.11 3.55

Thu nhập BQ 1000đ/tháng 3339.3067 3799.5614 3854.34015

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Nông trường Cao su Phú Xuân - daklak.pdf (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)