Công tác xây dựng quỹ lương của Nông trường

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Nông trường Cao su Phú Xuân - daklak.pdf (Trang 50 - 57)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3Công tác xây dựng quỹ lương của Nông trường

Căn cứ vào tính chất đặc điểm Nông trường là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc và khai thác mũ cao su, là một đơn vị, một tổ chức kinh tế xã hội trực thuộc Tổng công ty Cao su ĐăkLăk. Do đó việc xây dựng quỹ l ương và

công tác quản lý tiền lương, tiền công mang những nét đặc thù riêng, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của tổ chức.

4.1.3.1Công tác xác định quỹ lương trực tiếp

Quỹ lương cho bộ phận trực tiếp được xác định dựa trên tổng hợp của nhiều yếu

tố, trong đó đầu tiên phải kể đến sản lượng khai thác và số lượng lao động trong các

khoảng thời gian nhất định, bên cạnh đó diện tích khai thác, diện tích chăm sóc, phụ

cấp độc hại, vệ sinh Latex, lương phụ cũng tác động rất lớn trong quá trình xây dựng

quỹ lương cho bộ phận trực tiếp.

Ta có bảng số liệu sau

Bảng 4.5Các yếu tố để xác định quỹ lương trực tiếp

ĐVT 2007 2008 2009

CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH

Diện tích khai thác (ha) 1607 1607 1587

Khai thác bình quân tấn/người 3.08 3.11 3.55 Tổng sản lượng khai thác tấn 2117.8 2102.4 1961.57

Số tháng khai thác tháng 10.5 10.5 10.5

Số lao động khai thác người 687 675 553

Hệ số lương bình quân HS 3.27 3.25 3.33

Phụ cấp khu vực 0.5 0.5 0.5

Lương tối thiểu theo qui định Đồng 540000 650000 650000

NguồnSố liệu tự thu thập và tổng hợp

Dựa vào bảng số liệu, Nông trường thiết lập quỹ lương cho bộ phận trực tiếp như sau:

Tổng quỹ lương khai thác = Quỹ lương khai thác + V ệ sinh Latex.

Do yêu cầu và đặc điểm kỹ thuật sản xuất đối với cây cao su nên thời gian khai

thác mỗi năm là 10.5 tháng.

Lương vệ sinh Latex

Nông trường qui định 24 ngày mỗi tháng phải vệ sinh v ườn cây, đảm bảo đúng

qui trình kỹ thuật nhằm bảo vệ tài sản của Nông trường. Mỗi ha cao su đ ược vệ sinh nông trường sẽ trả 4000đ/ha/ng ày. Như vậy lương vệ sinh Latex được tính như sau:

Vệ sinh Latex = 24*12*SKT-CS*4000

Trong đó: SKT-CS Diện tích cao su khai thác và chăm sóc.

Quỹ lương chăm sóc

Hiện tại, theo chủ trương của Công ty cao su Daklak áp dụng chung cho các nông trường với một mức lương cố định cho quỹ lương chăm sóc dựa trên diện tích canh tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, tùy vào tình hình cụ thể tại mỗi bộ phận, mỗi tổ sản xuất mà mức đơn giá

cho mỗi ha cao su chăm sóc cũng có những biến đổi. Hiện tại Nông trường áp dụng với

mức đơn giá chăm sóc là 130.000 đ ồng trên mỗi ha. Quỹ lương chăm sóc được tính như sau:

Quỹ lương chăm sóc = 130000* SKT-CS*12

Trong đó: SKT-CS Diện tích cao su khai thác v à chăm sóc

Lương phụ

Lương phụ = LCB*HBQ*LĐ

LCB: mức lương cơ bản theo qui định của Nh à nước

HBQ: Hệ số lương bình quân

LĐ: Số lao động hiện có.

Phụ cấp độc hại: là khoản phụ cấp mà người lao động được nhận theo qui định của Nhà nước nhằm hổ trợ cho ng ười lao động phục hồi lại thể lực do tác động của công

việc. Hiện tại Nông trường Phú Xuân áp dụng mức chi trả độc hại cho ng ười lao động

theo một mức chung là 110.000 đồng/người/tháng. Như vậy mức phụ cấp độc hại đ ược

tính như sau:

Trong đó:

Tth: thời gian (tháng) làm việc của người lao động trong năm LĐ: số lao động hiện có

Khám sức khỏe định kỳ: hiện tại Nông trường có chính sách khám sức khỏe cho

cán bộ công nhân viên và công nhân trực tiếp khai thác với mức chi phí cố định là

110.000 đồng cho một lần khám sức khỏe trong năm.

LSK = 110.000*LĐ Trong đó:

LSK: Khám sức khỏe định kỳ LĐ: số lao động hiện có

Tổng hợp được từ các dữ liệu trên, chúng ta xác định được quỹ lương trực tiếp

cho bộ phận lao động khai thác và chăm sóc ngoài các lô cao su. Vì Nông trường áp

dụng hình thức trả lương theo hình thức lương khoán theo sản lượng khai thác, do đó

việc xác định quỹ lương cũng mang những nét đặc thù riêng biệt, phù hợp với đặc điểm

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình nhưng vẫn đảm bảo những nguyên tắc tiền lương cho người lao động và tuân theo các qui định của Luật lao động.

Thông qua các nguyên tắc cơ bản, việc xác lập quỹ l ương cho một doanh nghiệp

có vai trò quan trọng trong công tác hạch toán các khoản chi phí. Nông trường Phú

Xuân luôn chú trọng công tác xây dựng quỹ l ương cho đơn vị mình, thường xuyên đưa

ra các chính sách tiền lương, tiền công cho phù hợp với tình hình giá trị sức lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trên thị trường nhằm mang lại những tác động tích cực từ phía người lao động cũng như đem lại hiệu quả trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất phục vụ cho hoạt động

sản xuất kinh doanh của Nông tr ường.

Tuy nhiên việc xác lập quỹ lương kế hoạch cho một đơn vị sản xuất kinh doanh

có những khó khăn nhất định chẳng hạn như sự biến động của nguồn nhân lực, giá cả

sức lao động trên thị trường lao động, khối lượng và chất lượng sản phẩm giữa các tổ

sản xuất trong đơn vị… do đó việc xác lập quỹ l ương mang tính tương đ ối và hiệu quả

Bảng4.6 Quỹ lương trực tiếp qua các năm nghiên cứu

Nguồn: Thu thập và thống kê tại phòng KT-TV

2007 2008 2009 So Sánh So Sánh Năm ĐVT (1) (2) (3) (2)-(1) tỷ lệ % (3)-(2) tỷ lệ % Quỹ lương và phụ cấp 1000đ 27134358.6 30481957.5 25423284.5 3347599 10.98 -5058673 -19.9

Lương khai thác/người/tháng 1000đ 3000 3500 3500 500 14.29 0 0

1.Tổng quỹ tiền lương khai thác 1000đ 22431924 25583850 20959806 3151926 12.32 -4624044 -22.1 *Quỹ lương khai thác 1000đ 21640500 24806250 20322750 3165750 12.76 -4483500 -22.1

*Vệ sinh Latex 1000đ 791424 777600 637056 -13824 -1.78 -140544 -22.1

2.Quỹ lương chăm sóc 1000đ 2506920 2506920 2475720 0 0 -31200 -1.26

3.Lương phụ 1000đ 1213104.6 1425937.5 1196968.5 212832.9 14.93 -228969 -19.1

4.Phụ cấp độc hại 1000đ 906840 891000 729960 -15840 -1.78 -161040 -22.1

Từ bảng quỹ lương trực tiếp kế hoạch trên chúng ta có thể nhận thấy mức chênh lệch tương đối qua các năm nghiên cứu.Nhận thấy ban đầu là quỹ lương và phụ cấp có những biến đổi rõ rệt, tăng giảm từng thời kỳ nghiên cứu, chẳng hạn mức chênh lệch tăng lên giữa 2 năm 2007 và 2008 là 3347599 (nghìn đồng) tương ứng mức tăng là 10.98%. Nguyên nhân cả việc tăng lên quỹ lương và phụ cấp trên là do các yếu tố như quỹ lương khai thác tăng cao so v ới mức giảm của vệ sinh Latex không đáng kể, thêm vào đó là sự tăng lên của khoản lương phụ (mức tăng 14.93%) trong khi quỹ lương chăm sóc vẫn giữ vững và các yếu tố cấu thành quỹ lương còn lại giảm không đáng kể. Vào thời điểm năm 2009 quỹ l ương giảm xuống đáng kể, với mức chênh lệch là 5058673 (nghìn đồng) tương ứng với giảm là 19.9%. Có thể nhận thấy hầu hết các yếu tố cấu th ành lương đều giảm trong đó nhiều nhất là quỹ lương khai thác và chăm sóc mà nguyên nhân có th ể nhận thấy là do số lượng lao động tại thời điểm năm 2009 giảm mạnh, kéo theo các khoản khác giảm theo như lương phụ, phụ cấp độc hại, khám sức khoẻ định kỳ với tỷ lệ giảm trên dưới20%.

Biểu đồ 3. Cơ cấu quỹ lương trực tiếp

cơ cấu quỹ lương trực tiếp

0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 2007 2008 2009 lương khai thác lương chăm sóc lương phụ phụ cấp độc hại khám sức khỏe

Như vậy, việc xây dựng quỹ l ương cho bộ phận trực tiếp là một khâu quan trọng trong công tác quản lý tiền lương, tiền công. Nếu việc xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý tốt sẽ mang lại những hiệu quả tích cực.

4.1.3.2Công tác xác định quỹ lương gián tiếp

Hiện tại, Nông trường cao su Phú Xuân vẫn áp dụng hình thức lương khoán cho tất cả các bộ phận. Lao động gián tiếp giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong

đội ngũ nguồn nhân lực của một tổ chức kinh tế xã hội, là một phận không thể thiếu khi thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Do đó, việc xây dựng quỹ l ương cho bộ phận gián tiếp cũng là một trong những công việc trong công tác quản lý tiền l ương và tiền công tại Nông trường.

Quỹ lương khoán được thiết lập từ Tổng công ty Cao su ĐăkLăk, do đó mức lương theo chức vụ đã được khoán cho từng vị trí trong Nông tr ường từ giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng đến các nhân viên trong các phòng ban. Ngoài các khoản lương cố định như phụ cấp độc hại, khám sức khoẻ định kỳ, tiền ăn ca, phụ cấp KKT… thì mỗi phòng ban từ giám đốc trở xuống, dựa trên khối lượng công việc để ấn định một mức l ương nhất định cho phòng ban đó. Cụ thể quỹ lương cho bộ phận gián tiếp được thiết lập như sau.

Bảng 4.7 Bảng hệ số lương được xác định từ bảng chuyên môn nghiệp vụ

Họ và Tên chức vụ phụ cấp ch.vụ hệ số lương

Nguyễn Duy Hà GĐ 0.5 4.08

Trần Thị Sang PGĐ 0.4 4.01

phòng TC-HC

Nguyễn Thị Thơ trưởng phòng 3.51 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trương Thị Thu Hà phó phòng 3.51

Phan Thị Hằng Nga nhân viên 2.37

Dương Thị Kim Tuyến tạp vụ 1

Lê Thị Tám lưu trữ 2.34

phòng KT-TV

Nguyễn Thạc Hoành trưởng phòng 3.89

Nguyễn Duy Dục phó phòng 3.58

Lê Thị Hiền nhân viên 1.99

Cao Thị Phương Lan nhân viên 1.99

Trần Thị Xuân Lộc nhân viên 2.34

Bảng 4.8 Thống kê quỹ lương cho bộ phận gián tiếp trong năm 2009

CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH ĐVT NĂM 2009 BQ THÁNG

Quỹ tiền lương & phụ cấp 1000đ 2171227 180935.58 1.Quỹ tiền lương (chính+phụ) 1000đ 1930103,5 160841.96

1.1.Giám đốc 1000đ 130335 10861.24

1.2.Phó giám đốc 1000đ 91235 7602.87

1.3 Trưởng phòng 1000đ 260670 21722.49

1.4 Đội trưởng và tương đương 1000đ 260670 21722.49

1.5 Nhân viên+bảo vệ 1000đ 1094813 91234.44

1.6. Lương phụ 1000đ 92381 7698.44 2.Phụ cấp 1000đ 241124 20093.62 2.1 Phụ cấp GĐ, PGĐ 1000đ 13200 1100.00 2.2 Khám sức khỏe định kỳ 1000đ 4290 357.50 2.3 Tiền ăn ca 1000đ 210600 17550.00 2.4 Phụ cấp KKT 1000đ 13034 1086.12

Nguồn Phòng kế toán tài vụ

Qua bảng lương trên có thể nhận thấy tùy vào cấp bậc chức vụ mà mức lương có sự chênh lệch khác nhau. Quỹ tiền l ương và phụ cấp cho bộ phận gián tiếp được hình thành từ khoản lương cho các phòng ban, các bộ phận.

Việc trả lương cho bộ phận gián tiếp cũng đ ược thực hiện giống nh ư trả lương cho bộ phận trực tiếp, nghĩa là lương khoán dựa trên khối lượng công việc và hiệu quả đạt được. Tuy nhiên công tác quản lý tiền lương cho bộ phận gián tiếp mang những đặc thù riêng như lương tháng liên qua n đến vị trí công tác, chức vụ, bậc lương hay thâm niên công tác và đ ặc thù công việc, với những công việc khác nhau sẽ có những mức lương và hệ số lương khác nhau, không theo hình thức cào bằng dẫn đến không kích thích nhân viên trong hoạt động chuyên môn hàng ngày, ảnh hưởng đến năng suất chung của toàn bộ hoạt động chăm sóc và khai thác của Nông trường.

Như vậy để xây dựng quỹ lương cho bộ phận gián tiếp, Nông tr ườngCao su Phú Xuân đã có những hướng cải cách mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh áp dụng hình thức trả lương theo Luật lao động hiện hành, ban quản trị Nông

trường đã bổ sung những chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương như chế độ ưu đãi cho người đồng bào, khuyến khích sáng tạo trong công việc, đề cao những sáng kiến giúp cho hiệu quả công việc đ ược nâng cao, thưởng vượt kế hoạch công việc, thưởng cho nhân viên có năng lực quản lí, có chế độ trợ cấp cho nhân viên học tập nâng cao trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ…

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Nông trường Cao su Phú Xuân - daklak.pdf (Trang 50 - 57)