KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Nông trường Cao su Phú Xuân - daklak.pdf (Trang 76 - 79)

5.1Kết luận:

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu công tác quản trị tiền l ương tại Nông trường Cao su Phú Xuân và qua việc phân tích thực tiễn về công tác quản lý tiền lương của nông trường ta thấy được những mặt mạnh và những hạn chế của Nông trường và từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy đ ược những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu đó để kích thích mạnh mẽ ng ười lao động phát triển s ản xuất, nâng cao chất lượng và động viên người lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp, đảm bảo tính công bằng trong việc trả lương người lao động, người lao động nhận được tiền lương phù hợp đúng với sức lao động mà họ bỏ ra, tạo ra bầu không khí cạnh tranh lành mạnh trong công việc. Nh ưng nếu lạm dụng khuyến khích bằng tiền lương, tiền thưởng quá mức sẽ gây phản tác dụng, gây ra chênh lệch về thu nhập giữa những người lao động trong Nông tr ường, gián tiếp dẫn đến mất đoàn kết trong tập thể, làm giảm hiệu quả khai thác và chăm sóc. Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương và khoản bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Xác định rõ lương và các khoản chính trong thu nhập có ảnh h ưởng tới đời sống của người lao động, là chất kết dính quan trọng gắn bó ng ười lao động với sự phát triển của Nông tr ường, đảm bảo cho Nông tr ường ngày càng phát triển vững mạnh.

5.2Kiến nghị

Để góp phần khắc phục những tồn tại trên, ổn định hoạt động khai thác và quản lí đối với Nông trường Cao su Phú Xuân, và ổn định thu nhập của ng ười lao động trong thời gian tới, giai đoạn Nông tr ường chuyển sang mô hình Công ty thành viên (công ty Mẹ- công ty Con).

5.2.1Đối với Nhà nước

Với những thay đổi của nền kinh tế Đất n ước và sự phát triển không ngừng của các tổ chức kinh tế xã hội trong những năm qua, nhất là nhận thức của người lao động về vai trò và vị trí của họ trong các doanh nghiệp liên tục được đề cao. Nhằm đáp ứng và bắt kịp với sự đổi thay đó, góp phần ổn định nền kinh tế Đất

nước, phát triển nguồn nhân lực các cơ quan Nhà nước nên chủ động đưa ra các giải pháp:

 Giám sát công tác thực hiện các chính sách cho người lao động một cách triệt để.  Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ phía các tổ chức đại diện cho ng ười lao động như công đoàn nhằm có hướng điều chỉnh phù hợp.

 Quyết định các chế độ chính sách c ơ bản về tiền lương, tiền thưởng phù hợp với từng khu vực của nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn mới.

 Tạo điều kiện hơn nữa để phát triển tự do sáng tạo v à tăng thu nhập hợp pháp của người lao động và quyền tự chủ của các doanh nghiệp, đảm bảo công bằng xã hội.

 Quyết định các hình thức và mức độ điều tiết tiền l ương và thu nhập nhằm đảm bảo quan hệ thu nhập hợp lý giữa các tầng lớp dân c ư, các vùng và huy động hợp lý cho Ngân sách nh à nước, phục vụ cho sự nghiệp chung.

5.2.2 Đối với Tổng công ty cao su Đăklăk (DakRuCo)

Trả lương theo doanh thu là hình thức trả lương ưu việt hiện nay. Để khắc phục những tồn tại của hình thức trả lương này nhằm ổn định tâm lý của ng ười lao động, để người lao động yên tâm làm việc. Công ty Cao su Đăklăk nên xây dựng một quỹ lương dự phòng hoặc uỷ nhiệm cho Nông tr ường Phú Xuân xây dựng từ quỹ tiền thưởng và các khoản nhằm điều chỉnh lại tiền l ương của người lao động khi giá cả của sản phẩm mũ cao su biến động trên thị trường.

5.2.3 Đối với Nông trường Cao su Phú Xuân

Để thực hiện công tác quản trị tiền l ương trong thời gian tới nhằm ổn định thu nhập cho người lao động đang làm việc tại Nông trường, gắn sự phát triển của Nông trường với sự phát triển về mặt kinh tế xã hội của huyện CưM’gar tỉnh Đăklăk, nên thực hiện những vấn đề sau:

 Tổ chức thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương cho người lao động.  Nông trường phối hợp với đảng ủy, công đo àn, đoàn thanh niên phát huy phong trào thi đua s ản xuất, phong trào thể dục thể thao nhằm kích thích tinh thần làm việc cho người lao động.

 Nâng cao trình độ cho người lao động cả bộ phận lao động trực tiếp và gián tiếp. Chú trọng đào tạo về văn hoá, nhận thức và trình độ tay nghề cho lao động là

người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao năng lực làm việc cho bộ phận lao động này, góp phần giải quyết việc làm cho phần lớn lao động địa ph ương.

 Thực hiện với chính quyền địa ph ương, các ban ngành có liên quan và nhân dân trên địa bàn nhằm ổn định an ninh trật tự, chính trị xã hội, góp phần ổn định kinh tế, tăng thu nhập, mức sống cho ng ười dân.

5.2.4 Đối với người lao động

Thu nhập hiện tại của người lao động trong nông tr ường do chính họ làm ra, muốn tăng thu nhập người lao động cần phải:

 Không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn.

 Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm làm việc của đồng nghiệp nhằm bổ sung kiến thức cho mình, góp phần tăng năng suất lao động và thu nhập của bản thân.

 Tham gia tích cực các phong trào thi đua sản xuất giỏi, lập thành tích tạo một không khí lao động hăng say tích cực.

 Mạnh dạn đưa ra những ý kiến, quan điểm cá nhân với mục đích xây dựng tích cực trong việc xây dựng c ơ chế tiền lương cho người lao động.

 Phát huy tinh thần sáng tạo, gương mẫu trong việc chấp hành nội quy, quy trình khai thác, có ý thức bảo vệ và xây dựng góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc, khai thác và quản lý của Nông trường.

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Nông trường Cao su Phú Xuân - daklak.pdf (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)