Điều kiện khí hậu:

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Nông trường Cao su Phú Xuân - daklak.pdf (Trang 32 - 33)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn

3.1.1.2Điều kiện khí hậu:

Khí tượng:

Nông trường cao su Phú Xuân nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, đặc điểm khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 l ượng mưa trung bình trong năm 1712 mm, số ngày mưa trung bình là 136 ngày/năm.

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô hanh và rất ít có mưa đặt biệt là tháng 1 và tháng 2.

Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình là 21.250C.

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 29.50C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 17.50C.  Lượng mưa:

Lượng mưa bình quân/năm: 1712mm. Lượng mưa cao nhất: 2234mm. Lượng mưa thấp nhất:1145mm.

Tuy nhiên lượng mưa chỉ tập trung vào các tháng mùa mưa còn lại khí hậu khô hanh.  Gió:

Tốc độ gió trung bình là 2.5m/s với tốc độ gió như vậy đảm bảo cho cây thoát nước tăng cường sự trao đổi chất.

Ánh sáng:

Tháng nắng nhiều nhất là tháng 3 (210-215h). Tháng nắng ít nhất là tháng 7, tháng 8 (100-123h).

Nhìn chung với lượng chiếu sáng như thế giúp cho câyquang hợp tốt. Để đánh giá mức độ thích hợp của cây cao su với các yếu tố khí hậu của vùng ta có thể xem xét bảng sau:

Bảng 3.1: Đánh giá mức độ thích hợp của cây cao su so với khí hậu của v ùng

Yếu tố khí hậu Nhiệt độ(0C) Ẩm độ (%) Lượng mưa (mm) Tốc độ gió (m/s) Ánh sáng (h/năm) Theo quan trắc của đài

khí tượng thủy văn BMT 23.4 79.5 1712 2.5 2135 Yêu cầu của cây cao su 22-30 >=75 >= 1500 < 1 1700 Đánh giá Thích hợp Thích hợp Thích hợp cao Thích hợp

Nguồn : Phòng kỹ thuật

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Nông trường Cao su Phú Xuân - daklak.pdf (Trang 32 - 33)