Phương hướng mục tiêu

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Nông trường Cao su Phú Xuân - daklak.pdf (Trang 29 - 32)

Trên cơ sở phân tích thực trạng chính sách tiền l ương trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay và quán triệt Nghị quyết Đại hội VII, ph ương hướng mục tiêu của cải cách tiền lương nước ta hiện nay là:

-Xây dựng chính sách tiền l ương mới, phản ánh được những đòi hỏi khách quan của tiền lương trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Quá trình thực hiện phải tuân thủ những bước đi thích hợp, đồng bộ với chính sách hữu quan liên quan.

-Việc đổi mới cơ bản tiền lương lần này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất – kinh doanh có hiệu quả, tinh giảm biên chế bộ máy Nhà nước chuyển mạnh đối tượng trả lương nhà nước đang trả bằng ngân sách sang các nguồn khác, đảm bảo thu đúng, thu đủ vào ngân sách Nhà nư ớc theo pháp luật, xoá bỏ bao cấp, thực hiện đồng bộ các chính sách nhằm tiền tệ hoá tiền lương.

2.2.2.3Các quan điểm cải cách tiền lương

- Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, phù hợp với những quan hệ lao động của nền kinh tế trị tr ường đang phát triển và hoàn thiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện trả l ương theo việc, khuyến khích người có tài năng, người thực sự làm việc tốt.

- Cải cách tiền lương phải được tiến hành đồng thời với các chính sách cải cách kinh tế- xã hội khác.

- Xoá bỏ bao cấp, từng bước tiền tệ hoá tiền l ương, thay đổi căn bản kết cấu tiền lương, mức lương tối thiểu, hệ số và hệ số các thang bảng l ương, tính đầy đủ đến quan hệ về thu nhập và mức sống của các tầng lớp dân c ư.

- Xây dựng cơ chế kiểm soát và quản lý tiền lương chung cho toàn xã hội và đối với 4 khu vực cụ thể: hành chính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh, lực l ượng vũ trang và khu vực dân cư.

Nội dung cải cách và hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công trong giai đoạn hiện nay

Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2008/NĐ-CP và mới đây là Nghị định 97/2009/NĐ-CP, 98/2009/NĐ-CP, mức lương tối thiểu của người lao động được áp dụng từ ngày 01/01/2010 sẽ được chia thành 4 vùng, sát với mức tiền công, tiền lương và mức sống tại mỗi vùng, cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 80.000 - 180.000 đồng/tháng. về việc từ 1-5-2010 tới, tăng thêm 12,3% mức lương tối thiểu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng đối với 4 nhóm đối tượng cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (NLĐ). Việ c điều chỉnh này nằm trong lộ trình cải cách tiền lương nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt đối với các đối t ượng khó khăn. Việc điều chỉnh này cũng nhằm giảm bớt khó khăn do trượt giá gây ra. Đặc biệt, việc điều chỉnh tiền l ương sẽ tiếp tục được Chính phủ thực hiện từng bước trong thời gian tới.

Như vậy, so với Đề án cải cách chính sách tiền l ương, BHXH và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008-2012 được Hội nghị lần thứ VI, BCH T Ư khóa X thông qua là biện pháp để bảo đảm đời sống cho NLĐ, nhất là cho những người có thu nhập thấp. Trong nhóm các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững mà Bộ Chính trị đã kết luận và Nghị quyết của Chính phủ đã ban hành, thì thực hiện trợ cấp cho những người hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách nh à nước có hoàn cảnh khó khăn, điều chỉnh mức lương tối thiểu và trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội, có chính sách để các doanh nghiệp tăng lương, trợ cấp và thu nhập cho NLĐ, nhất là cho những người có thu nhập thấp là biện pháp được chú trọng hàng đầu. Do tình hình khó khăn chung hiện nay của đất nước, Chính phủ mới chỉ bảo đảm bù một phần trượt giá cho các đối tượng khó khăn mà chưa có điều kiện điều chỉnh lương đồng loạt. Khi có điều kiện tốt hơn, sẽcó những điều chỉnh tiếp theo phù hợp.

Ngoài ra, hiện Bộ LĐ-TB và XH đang phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng 2 dự thảo Nghị định của Chính phủ về điều chỉnh mức l ương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong n ước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để áp dụng từ ngày 1-5-2010. Các dự thảo nghị định này sẽ được lấy ý kiến các doanh nghiệp để trình Chính phủ công bố trong năm 2011, bảo đảm cho các doanh nghiệp chuẩn bị phương án thực hiện. Một nội dung quan trọng khác, đó làBộ LĐ-TB và XH hiện cũng đang nghiên cứu trình Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với các đối t ượng hưởng lương từ ngân sách; tiếp tục điều chỉnh tăng thêm lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm những năm sắp tới, phù hợp với tình hình thực tế (về cả thời điểm và mức điều chỉnh).

Các giải pháp trên có thể chưa đáp ứng được mong muốn của một số đối tượng, nhưng là giải pháp phù hợp nhất mà Chính phủ đã thảo luận và lựa chọn trong nhiều phương án.

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Nông trường Cao su Phú Xuân - daklak.pdf (Trang 29 - 32)