0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Sự cần thiết phải hoàn chỉnh chính sách tiền lương trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN CÔNG TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU PHÚ XUÂN - DAKLAK.PDF (Trang 27 -29 )

đoạn hiện nay

Báo cáo tiền lương, thưởng năm 2009 của Bộ Lao động, Th ương binh và Xã hội cho thấy, cần phải xây dựng một chính sách tiền l ương, thưởng hợp lý để bảo vệ người lao động trong bối cảnh cung - cầu lao động đang có sự mất cân đối nh ư hiện nay. Điều này cũng sẽ góp phần tạo s ự ổn định về lao động cho các doanh nghiệp, khắc phục tình trạng khan hiếm lao động ở một số lĩnh vực nh ư thời gian vừa qua.

Theo Báo cáo tiền lương, thưởng năm 2009 của Bộ Lao động, Th ương binh và Xã hội, lương bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp đạt 2,84 triệu đồng/người/tháng, tăng 10,08% so với năm 2008. Đây là tín hiệu khả quan trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động lớn tới các doanh nghiệp n ước ta. Tuy nhiên, nhìn vào mức lương của người lao động trong từng loại hình doanh nghiệp sẽ thấy những bất cập của chính sách tiền l ương hiện hành. Mức lương có sự chênh lệch lớn giữa doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp nh à nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lương bình quân của người lao động ở khu vực dân doanh chỉ bằng 56,6% lương của người lao động ở khu vực doanh nghiệp nhà nước và bằng 68,4% khu vực có vốn đầu t ư nước ngoài. Trong khi đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng chỉ trả lương cao hơn mức tối thiểu 7%. Do giá cả các hàng hóa tiêu dùng liên tục tăng nên mức lương tại các doanh nghiệp không đủ bù đắp cho sinh hoạt của ng ười lao động. Bởi vậy, trong năm 2009, đã có một làn sóng lao động di chuyển ngược từ các khu công nghiệp, khu chế xuất về khu vực nông thôn.

Bên cạnh đó, hiện nay tiền lương của người lao động làm việc trong doanh nghiệp đang thấp hơn tiền lương của lao động tự do. Cụ thể, tiền l ương bậc 1 (hệ số

2,34) của người lao động vừa tốt nghiệp đại học l à 50.700 đồng/ngày; tiền lương với lao động tại khu vực dân doanh từ 1 – 1,3 triệu đồng/tháng. Nhưng lao động tự do, lao động nông nghiệp có thu nhập từ 80.000 đồng - 120.000 đồng/ngày. Do sự chênh lệch lớn này khiến một bộ phận lao động tự do, lao động nông nghiệp không còn muốn vào làm việc trong doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ở các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất xa n ơi cư trú. Và hiện nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai... khó tuyển dụng đủ lao động cho các đơn hàng xuất khẩu đã ký kết.

Các doanh nghiệp thì cho rằng, khủng hoảng kinh tế đã khiến doanh thu giảm nên khó trả mức lương cao hơn cho ngư ời lao động. Tuy nhiên, theo báo cáo nhanh về lương, lương thưởng tại nhiều địa phương thì nguyên nhân này chưa thực sự thuyết phục. Ví như Báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội cho thấy, trong khi mức l ương năm 2009 của người lao động trong khối doanh nghiệp nhà nước chỉ chênh nhau 3,7 lần thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh có mức chênh lệch lớn. Bởi những lao động có mức thu nhập thấp nhất chỉ đạt 1,1 triệu đồng/người/tháng, nhưng lao động có mức thu nhập cao lại đạt 50 triệu đồng/người/tháng. Theo các chuyên gia, mức chênh lệch về lương trong từng doanh nghiệp cụ thể cho thấy mối quan hệ lao động không đ ược hài hòa, đặc biệt là quan hệ về thu nhập, phân b ố hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các Sở ngành cũng cho thấy, suy thoái kinh tế thế giới không phải là nguyên nhân để doanh nghiệp trả mức l ương thấp cho người lao động. Ngược lại, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đủ khả năng để trả cho ng ười lao động lượng tiền lương tương ứng với công sức được bỏ ra.

Một chính sách tiền lương hợp lý sẽ vừa tạo sự ổn định trong doanh nghiệp, vừa bảo vệ người lao động trong bối cảnh mối quan hệ cung - cầu lao động đang bị mất cân đối như hiện nay. Mức lương hợp lý sẽ góp phần cân bằng quan hệ lao động, khuyến khích ng ười dân vào làm việc tại các doanh nghiệp thay vì làm nghề tự do. Bên cạnh đó, tiền lương được điều chỉnh phù hợp sẽ khuyến khích người dân học nghề, nâng cao chấ t lượng nguồn lao động, góp phần tăng sức cạnh tranh cho

nước ta. Điều này cũng sẽ giúp gỡ nhiều khó khăn trong hoạch định và thực hiện các chính sách về lao động.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN CÔNG TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU PHÚ XUÂN - DAKLAK.PDF (Trang 27 -29 )

×