Mạch đập (lần/phút): Tần số mạch không những phản ánh tình hình hoạt động của tim mạch, hô hấp mà giữa tần số mạch với công suất vận

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 44 - 46)

IV. Các phương pháp trong kiểm tr ay học sư phạm.

a- Mạch đập (lần/phút): Tần số mạch không những phản ánh tình hình hoạt động của tim mạch, hô hấp mà giữa tần số mạch với công suất vận

hoạt động của tim mạch, hô hấp mà giữa tần số mạch với công suất vận

động có quan hệ tuyến tính rất chặt chẽ (Sjostrand, 1947;Wahlund, 1948). Trong y học thể thao dùng tần số mạch để xác định LVĐ.

Tần số mạch đập rất nhạy cảm với các dạng hoạt động thể lực và xúc cảm tâm lý, có mối tương quan tuyến tính với khả năng hấp thụ oxy và LVĐ của bài tập phát triển năng lực ưa khí (nhịp tim từ 170 – 180 lần/phút trở xuống), nhưng không có mối tương quan như vậy trong bài tập phát triển năng lực yếm khí (nhịp tim lớn hơn 180 lần/phút). Căn cứ vào tần số

mạch mà biết được LVĐ của bài tập tác động lên cơ thể VĐV ở mức nào và phân biệt được tính chất của LVĐ thuộc miền trao đổi chất ưa khí hay yếm khí.

Việc ứng dụng và cách đánh giá tần số mạch như sau:

ánh mức độ trao đổi chất cơ sở của cơ thể. Đối với mỗi cá thể, nhịp tim cơ

sở thường ở mức ổn định. Tuỳ theo thời gian tập luyện và trình độ tập luyện mà mạch đập cơ sở giảm chậm lại. VĐV tham gia tập luyện các môn TT thuộc vùng cường độ trung bình (cự ly dài) lưu lượng tâm thu ngày một lớn và nhịp tim cơ sở ngày một chậm. Lưu lượng tâm thu càng lớn thì nhịp tim cơ sở càng chậm, thậm chí có thể xuống tới 30 lần/phút và điều này

được coi là dấu hiệu của sự phát triển đến đỉnh cao của trình độ luyện tập trong các môn sức bền .

Mạch đập cơ sở của VĐV đột nhiên tăng nhanh hoặc giảm chậm đều phản ánh sự mất bình thường trong trao đổi chất cơ sở nói riêng và cũng là dấu hiệu của sự rối loạn trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng nói chung. Nguyên nhân là do sắp xếp LVĐ ngày hôm trước không hợp lý, quá khả năng chịu đựng của cơ thể VĐV, gây nên những biến đổi mất cân bằng của hệ thần kinh thể dịch điều tiết quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, VĐV chưa thể hồi phục và sẽ tích luỹ thành mệt mỏi quá sức nếu nâng LVĐ.

Theo ý kiến của chuyên gia nước ngoài khi mạch cơ sở chưa vượt quá mức hằng ngày từ 3 – 4 lần/phút, thì LVĐ ngày hôm trước là hợp lý. Mạch cơ sở tăng 5 – 10 lần/phút là chưa thích nghi với LVĐ trong giai đoạn đầu của chu kỳ HL mới, có thể giữ nguyên LVĐ hoặc điều chỉnh để tạo sự thích nghi mới.

Nếu bất kỳ giai đoạn huấn luyện nào, nếu thấy mạch cơ sở vượt quá 10lần/phút thì đó là dấu hiệu của LVĐ quá lớn, vượt quá khả năng chịu

đựng của VĐV, cần phải nghỉ ngơi và hồi phục.

+ Mạch đập yên tĩnh: Là mạch đập trước vận động, VĐV thấp hơn người thường, người có trình độ tập luyện cao có mạch yên tĩnh thấp hơn người có trình độ thấp, VĐV các môn TT sức bền có mạch yên tĩnh thấp hơn VĐV các môn khác, lưu lượng tâm thu càng lớn, mạch yên tĩnh càng thấp. Do tính chất cá biệt lớn nên mạch yên tĩnh không phải là chỉ tiêu chung để đánh giá khả năng tiếp thu LVĐ, trạng thái chức năng và trình độ luyện tập. Vì vậy chỉ dùng mạch yên tĩnh để tự so sánh, đối chiếu với bản thân trước và sau vận động. Mạch yên tĩnh thường dùng để đối chiếu với mạch sau vận động. Mức độ biến đổi của nhịp tim VĐV lúc yên tĩnh và sau buổi tập có giá trịđể đánh giá LVĐ hợp lý hay chưa?.

+ Mạch đập trong vận động. Nhịp tim trong vận động có quan hệ mật thiết với cường độ và khối lượng vận động của bài tập, buổi tập, thường dùng để theo dõi tính chất của LVĐ có phù hợp với mục đích yêu cầu của bài tập, buổi tập đề ra hay không, cụ thể là các tiêu chuẩn sau:

- Lượng vận động của các bài tập phát triển sức bền chung: Cần giữ

cho mạch đập biến động trong phạm vi từ 170 lần/phút trở xuống và thường chiếm tỷ lệ 75 – 80% tổng khối lượng bài tập.

- Các bài tập phát triển năng lực ưa khí tối đa: (trong các cự ly thuộc vùng cường độ lớn và cường độ trung bình). Lượng vận động của các bài tập phải vượt trên miền trao đổi chất ưa khí, tiếp cận hoặc lấn sang miền yếm khí, tương ứng với mạch đập là 175 – 185 lần/phút (gọi là ngưỡng yếm khí, ranh giới giữa ưa khí và yếm khí).

- Các bài tập phát triển năng lực yếm khí tối đa: (trong các cự ly thuộc vùng cường độ cực hạn và dưới cực hạn). Lượng vận động của các bài tập phải có cường độ tiếp cận mạch đập tối đa.

+ Mạch đập nghỉ giữa các lần lập lại. Đo sau khi kết thúc nghỉ giữa các lần lập lại hay được gọi là nhịp tim trước lần lập lại tiếp theo (thời gian nghỉ

khả năng chịu đựng AL)

+ Mạch đập nghỉ giữa các nội dung bài tập. Đo nhịp tim sau khi kết thúc nghỉ giữa các nội dung bài tập hay được gọi là nhịp tim trước khi thực hiện một nội dung bài tập tiếp theo (thời gian nghỉ khoảng 5 phút, để nhịp tim có thể trở về từ 120 đến 125 lần/phút, nhằm hoàn toàn khôi phục kho năng lượng “ kho dự trữ glucose” ).

+ Mạch đập sau vận động: (đếm 10 giây x 6 ) đo ngay kết thúc LVĐ.

+ Mạch đập hồi phục (đếm 10giây x 6). Đo ở đầu phút thứ 2, thứ 3, thứ

4 và thứ 5 … ngay sau LVĐ.

Mạch đập tối đa:

Mạch tối đa là mạch đạt được tại ngưỡng cường độ tối đa mà mạch không thể tăng thêm, thường sử dụng công thức: 220 – tuổi (tuổi của người tập). Đây là giá trị tần số mạch có thể đạt tới trong tập luyện, là ngưỡng cường độ vận động cho phép.

Để theo dõi và khống chế cường độ vận động ta có thể sử dụng chỉ số ngưỡng tần số tim.

Ngưỡng tần số tim = Ps(tĩnh) + 75% [ Ps(max) – Ps(tĩnh)]. Trong đó:

- Ps(tĩnh) là mạch trong lúc yên tĩnh.

- Ps(max) là mạch tối đa sau lượng vận động.

Tính tng s mch ca ni dung bài tp và bui tp: * Mạch trung bình của nội dung bài tập:

(Ma + Mb ) M 1 = 2

Trong đó : M 1 : Mạch trung bình mỗi nội dung bài tập thứ 1. M a : Mạch đầu vận động của nội dung bài tập thứ 1. M b : Mạch ngay sau vận động của nội dung bài tập thứ

1.

Tng mch ca ni dung bài tp th 1: M ND1 = M 1 x t1 . t 1 : Thời gian của nội dung bài tập thứ 1

* Mạch trung bình của buổi tập luyện.

(MND1 + MND2 + .. .) M TB bt = t

Trong đó : M TB bt : Mạch trung bình của buổi tập luyện. M ND1 : Tổng mạch của nội dung bài tập thứ 1 M ND2 : Tổng mạch của nội dung bài tập thứ 2 t : Thời gian tập luyện của cả buổi tập Tng mch ca bui tp : M TB bt x t

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)