2 Điện liệu pháp:

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 87 - 88)

III. Các phương pháp vật lý hồi phục sức khoẻ VĐV.

1. 2 Điện liệu pháp:

Ngày nay, điện được áp dụng trong vật lý trị liệu rất rộng rãi với nhiều kỹ thuật phụ thuộc vào từng loại điện khác nhau:

+ Dòng đin mt chiu:

Là dòng điện không đổi có hướng âm (-), dương (+) qua bộ nắn dòng. Phần cơ thể chịu tác động dòng điện 1 chiều sẽ có hiện tượng phân ly ion (điện phân), chuyển động ion theo cực, thay đổi điện thế màng tế bào… cho nên có tác dụng tăng chuyển hóa, tăng hoạt tính của các chất, tăng dinh dưỡng cục bộ. Sử dụng chống viêm, giảm đau, điều trị phản xạ. Dòng

điện một chiều còn gây hiện tượng điện phân (électrophorese) cho nên còn sử dụng để điều trị điện phân một số thốc dưới dạng dung dịch đểđưa trực tiếp vào tổ chức tại chỗ, một kỹ thuật đang được quan tâm nhiều. Từ

thí nghiệm của Ieduc trước đây, ngày nay gần 100 loại thuốc có thể đưa vào cơ thể bằng điện phân. Cụ thể: Muốn đưa iốt vào mắt để điều trị đục thuỷ tinh dịch mới, ta dùng dung dịch IK hoặc Ina nhỏ vào mắt, sau đó

đặt cực (-) tại mắt nhỏ thuốc, còn cực (+) đặt tại vùng gáy, dưới tác dụng của dòng điện một chiều sẽ xảy ra hiện tượng: Ina –I và Na; Ion I sẽ di chuyển về cực (+) nghĩa là đi vào mắt, còn ion Na sẽ nằm tại cực (-),

Điện phân còn có khả năng lấy ra từ tổ chức cơ thể một số chất dưới dạng ion.

+ Dòng đin xung tn s thp:

Các loại xung điện thường dùng trong vật lý trị liệu bao gồm: Xung vuông, xung gai, xung hình sin, xung hình lưỡi cày.

Tác dụng của dòng điện xung lệ thuộc vào các yếu tố chính sau đây:

- Dạng xung: vuông, gai, hình sin, lưỡi cày.

- Thời gian: độ dốc lên, độ dốc xuống, xung, nghỉ (giây).

- Biên độ hay cường độ đỉnh xung (mA)

- Thời gian tác động (phút).

- Tần số (số chu kỳ trong một giây).

Hiện nay, các phương pháp điều trị điện xung chính như: Dòng điện xung hình sin (diadynamique) với nhiều cách ghép: xung liên tục 100Hz và 50Hz, nhịp cách (1 giây 50Hz), 1 giây nghỉ, chu kỳ ngắn (1 giây 50Hz, 1 giây 100Hz), chu kỳ dài (3, 5 giây 50Hz; 6,5 giây 100Hz) dòng xung faradic là xung dạng gai 100Hz (máy chẩn đoán điện cổ điển).

Các máy sử dụng điện xung thường dùng hiện nay như: máy DX hình sin, máy điện xung biến điện, máy điện ngủ (xung vuông)… Tác dụng chính của dòng điện xung: Giảm đau, kích thích co cơ, kích thích thần kinh ngoại vi, tăng dinh dưỡng tổ chức. Cơ thể rất nhanh chóng thích nghi với dòng điện xung (tính quen) vì vậy, phải có cách ghép thay đổi tần số, thay

đổi thời gian và tăng dần cường độ để giữ luôn luôn đúng ngưỡng hiệu quả.

+ Dòng và đin trường cao tn: Các phương pháp điều trị bằng dòng và điện trường cao tần gồm:

- Cảm ứng điện từ (d’arsonval) là các tia điện phóng qua không khí có tần số 150.000Hz để điều trị tại chỗ với nhiều dạng đầu phát khác nhau (hình nấm, hình trụ, hình lược…) tuỳ theo nơi (bề mặt da, đầu, trực tràng hay âm đạo…).

- Dòng thâu nhiệt (diathermie): Tác dụng chủ yếu gây tăng nhiệt tổ

chức tại chỗ bằng nội nhiệt (endothermie), là dòng điện trực tiếp có tần số 1.625.000Hz (bước sóng 184,4m), dòng cao tần không gây hiện tượng “điện giật”. Chủ yếu chống viêm cấp và bán cấp.

- Điện trường cao tần (sóng ngắn): có bước sóng 100m, thường dùng

điện trường có tần số 13.540.000Hz (22m) và 27.270.000Hz (11m).

- Điện trường siêu cao tần (sóng cực ngắn): có bước sóng 10m, thường dùng điện trường có tần số 39.000.000Hz (7,7m).

- Điện trường tối cao tần (vi sóng) có bước sóng 1m, thường dùng

điện trường có tần số 2.375.000Hz (12cm 6).

Bức xạ điện trường cao tần phóng qua không khí và gây tăng nhiệt ở tổ

chức vùng tác động (có thể lên đến 40 độ hoặc hơn) chủ yếu qua cơ chế

nội nhiệt. Tác động chủ yếu chống viêm và tăng chuyển hóa, tăng dinh dưỡng. Ngày nay còn dùng liều cao để tăng nhiệt tổ chức tới 40 độ đểđiều trị các khối u do tăng sinh và hy vọng diệt được tế bào ung thư. Mặt khác bị tác động điện trường cao tần đặc biệt vi sóng với liều cao hoặc kéo dài sẽ gây độc hại như mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, rối loạn tế bào máu. + Tĩnh đin trường và ion hóa không khí:

Đặc tính của tĩnh điện trường và ion hoá không khí: Vùng không khí giữa hai điện cực của dòng một chiều có điện thế cao (cao áp) tử 5 – 50Kv tạo ra trường điện từ mạnh có khả năng phân ly các phân tử và nguyên tử

khi thành dạng ion tích điện (+) hoặc (-). Khi cơ thể ở trong phạm vi trường điện từ đó sẽ tiếp thu các ion chủ yếu qua đường hô hấp rồi vào máu và toàn cơ thể.

Tác dụng chính của ion khí là tạo sự cân bằng ion trong cơ thể, điều hòa các chức năng, tăng khả năng miễn dịch không đặc hiệu… chữa các bệnh về đường hô hấp, hen phế quản, suy nhược thần kinh…Hiện nay, người ta thấy ion (-) có tác dụng rõ hơn, nhất là ở những môi trường nóng, ồn, bụi bặm, động người phát sinh nhiều ion (+) gây mất cân bằng ion của môi trường (bình thường là tỷ lệ 1/1), một nguyên nhân của rối loạn chức năng.

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)