1 Chấn thương phần mềm.

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 58 - 59)

V. Chấn thương thể thao thường gặp.

5. 1 Chấn thương phần mềm.

Chấn thương phần mềm là chấn thương gây nên các thương tích ở các phần mềm của cơ thể như : da, niêm mạc, gân, cơ, dây chằng.

Tuỳ mức độ nặng nhẹ và tính chất của tổn thương, chúng ta có thể

phân thành các loại sau:

+ Vết xây sát: Là sự tổn thương bề mặt da do quá trình cọ sát lâu dài của da với một điểm vật nào đó như giầy, quần áo và phương tiện tập luyện. Vết xây sát gây cảm giác đau nhẹ và khó chịu, cản trở hoạt động bình thường của vận động viên và buộc vận động viên phải ngừng một thời gian tập luyện.

Tại chỗ bị xây sát xuất hiện sưng tấy và đỏ, sau đó xuất hiện nang chứa dịch trong. Tiếp đó các nang này vỡ ra do cọ sát làm chấn thương tiếp lớp biểu bì da. Nếu bị viêm nhiễm sẽ phá huỷ các lớp sâu của da và

ảnh hưởng đến toàn cơ thể và có những triệu chứng lâm sàng chung. Điều trị: Làm sạch vết thương bằng dung dịch thuốc tím hoặc oxy già, bôi mỡ kháng sinh và băng lại.

+ Vết sướt: Đó là sự tổn thương bề mặt da ở tầng biểu bì do sự cọ sát mạnh với vât cứng như: nền nhà, sàn thi đấu, bê tông, đường chạy.. Khi bị sướt da, xuất hiện cảm giác đau, gây chảy máu mao mạch và

đôi khi bị nhiễm trùng do viêm nhiễm.

Điều trị: Làm sạch vết thương bằng các dung dịch oxy già, sau đó lau khô và bôi xanh metylen có hòa dung dịch novocain 2%. Các vết sướt lớn nên bôi mỡ kháng sinh trước khi băng và têm ngừa uốn ván.

+ Vết thương: Là sự tổn thương tổ chức mềm với sự phá huỷ bề mặt da hay lớp niêm mạc. Vết thương được phân thành các vết sau: Vết đâm, vết cắt, vết rách, vết đụng dập. Các vết thương thường có dấu hiệu chung là: chảy máu, vết thương há rộng, đau và giảm sút chức năng.

Phải cầm máu ngay nếu máu chảy nhiều, chảy máu động mạch thường máu chảy thành tia, máu đỏ cần phải đặt garô cầm máu và chuyển đến bệnh viện, chảy máu tĩnh mạch ít nguy hiểm hơn vì máu chảy chậm, chỉ

cần đặt băng ép là đủ. Sau khi cầm máu xong, xử lý bề mặt vết thương, sát trùng và băng bó cẩn thận vì dễ gây nhiễm trùng..

Khi các cơ quan nội tạng bị chấn thương (thận, gan, lá lách…) cũng có thể bị vỡ và chảy máu nhiều nếu cơ quan đó bị va chạm mạnh, Nếu có

chấn thương nặng thì nạn nhân thường ngất, nhịp thở nhanh, mạch yếu, huyết áp giảm…rất nguy hiểm cần cấp cứu ngay.

Phương pháp đặt garô: Dây garô có thể là dây cao su, dây vải bền, ở đầu dây có gắn móc xích để cố định garô. Trước khi đặt garô nên dùng vải quấn quanh da vùng định thắt để tránh xoắn và kẹp da phía dưới dây thắt. Khi đặt vòng garô đầu tiên nên thắt chặt nhất sau đó lực thắt giảm dần. Các vòng garô nằm cạnh nhau sao cho da không bị xoắn kẹp, đầu dây garô phải được cố định lại. Sau khi đặt garô xong, nếu máu ngưng chảy là đúng. Không nên đặt garô quá chặt làm tổn thương cơ, thần kinh, mạch máu và có thể gây liệt chi.

Không nên để garô quá lâu từ 1,5 – 2 giờ dễ gây hoại tử phần dưới chỗ đặt garô. Vì vậy, phải ghi giờ đặt garô và cứ mỗi giờ nới lỏng garô một lần, nới từ từ, mỗi lần khoảng 30 giây.

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)