Chết đuối và cấp cứu:

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 75 - 77)

III. Các bệnh thường gặp trong hoạt động thể dục thể thao.

11. Chết đuối và cấp cứu:

Chết đuối là một dạng chết ngạt dưới nước do nước tràn vào trong phổi ngăn cản đường hô hấp làm nạn nhân suy hô hấp và chết.

Nạn nhân bị chết đuối (nếu sớm) có các triệu chứng sau:

- Bị ngạt do nước tràn vào miệng, mũi và phổi.

- Nạn nhân lơ mơ, thân người tím tái.

- Thở yếu, tim còn đập nhưng rất yếu hoặc có thể ngưng thở, ngừng tim.

Việc cứu sống nạn nhân phụ thuộc vào thời gian cứu vớt nạn nhân lên bờ và phương pháp cấp cứu tại chỗ.

Cp cu:

Khi vớt nạn nhân lên bờ, người cứu vác nạn nhân lên vai, bụng nạn nhân úp vào vai, đầu dốc ngược xuống và chạy khảng 15 - 20m để nước ở

trong dạ dày, phổi của nạn nhân thoát ra ngoài bằng miệng, mũi. Sau đó

đặt nạn nhân nằm xuống, lấy khăn lau sạch các dịch tràn từ miệng, mũi và móc các dị vật trong miệng, mũi để làm thông đường hô hấp. Ngay lập tức tiến hành phương pháp hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Phải luôn kiên trì cấp cứu từ 15 đến 30 phút bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực liên tục (4 lần xoa bóp tim ngoài lồng ngực thì thực hiện 1 lần hà hơi thổi ngạt). Nếu cơ thể nạn nhân ấm, thở được, tim đập trở lại, nhanh chóng chuyển bệnh viện để điều trị.

Phương pháp hà hơi thi ngt:

Phương pháp hà hơi thổi ngạt là phương pháp cấp cứu đơn giản nhưng mang hiệu quả rất cao trong các trường hợp ngừng thở hoặc thở

rất yếu, tim còn đập (chết đuối, điện giật, chấn thương sọ não…)

Thao tác:

- Đặt nạn nhân nằm ngữa, người cấp cứu quỳ một bên đầu nạn nhân.

- Làm sạch đường hô hấp của nạn nhân( miệng, mũi và lấy các dị

vật trong miệng).

- Một tay bịt mũi nạn nhân và dùng hơi hít thật sâu áp miệng của mình vào miệng nạn nhân rồi thổi một hơi thật mạnh, thực hiện xong thả tay bịt mũi, tiếp tục thực hiện lần sau như trên sao cho 15 – 20 lần/phút, vì tần số hô hấp của người sống bình thường là 16 – 20 lần/phút. Khi thực hiện luôn nhớ miệng, mũi của nạn nhân phải sạch để thông đường hô hấp.

Phương pháp xoa bóp tim ngoài lng ngc:

Trong trường hợp nạn nhân ngừng thở, tim đập yếu hoặc ngừng

đập, không bắt mạch được, không nghe thấy tiếng tim thì phải tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực ngay.

Thao tác:

- Đặt nạn nhân nằm ngửa nơi thoáng.

- Người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân, đặt bàn tay phải lên ngực trái (ngay núm vú) và bàn tay trái đặt chồng trên bàn tay phải, dùng sức mạnh vừa đủ của cả hai tay ấn mạnh vào ngực trái (không dùng lực quá mạnh làm gãy xương sườn nạn nhân) và thả

ra ngay, tiếp tục thực hiện liên lục như thế, sao cho nhịp nhàng và số lần từ 60 – 80 lần/phút, vì nhịp tim người sống trung bình là 60 – 80 lần/phút.

- Thực hiện phải kiên trì từ 20 – 30 phút, nếu nhịp tim đã trở lại, phải tiếp tục thực hiện và theo dõi nhịp tim, nhiều trường hợp tim ngừng

đập trở lại.

Dấu hiệu của tim đã hồi phục sau khi xoa bóp tim ngoài lồng ngực:

- Mỗi lần ép tim, thất động mạch ở bẹn đập.

- Sắc mặt nạn nhân bớt tím tái.

- Đồng tử giãn to.

Ghi chú: Nếu hai người cấp cứu thì 1 người hà hơi thổi ngạt với 16 – 20 lần/phút và 1 người xoa bóp tim ngoài lồng ngực với 60 – 80 lần/phút, Đối với trẻ em thì số lần tăng lên khoảng 5 – 10 lần.

Chống chỉ định: Không dùng phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực trong các trường hợp sau: Chấn thương vùng ngực, ứ máu, chảy máu ngoài màng phổi, tràn dịch màng phổi, khí thủng phổi.

CHƯƠNG IV.

CÁC PHƯƠNG PHÁP HỒI PHỤC SỨC KHOẺ VẬN ĐỘNG VIÊN. VẬN ĐỘNG VIÊN.

Trong thể thao hiện đại, việc nâng cao lượng vận động và trình độ

luyện tập của VĐV gắn liền với sự không ngừng hoàn thiện toàn bộ hệ

thống đào tạo VĐV cấp cao, trong đó vấn đề hồi phục sức khoẻ cho VĐV có ý nghĩa rất quan trọng. Sau khi tập luyện với lượng vận động lớn và căng thẳng, một số VĐV thích nghi sẽ tăng khả năng vận động, còn một số khác chưa kịp thích nghi sẽ giảm khả năng vận động và gây nên trạng thái mệt mỏi quá sức. Để đáp ứng cho cơ thể VĐV tập luyện và chịu đựng lượng vận động tiếp theo, việc tăng nhanh quá trình hồi phục là một trong những vấn đề cốt lõi trong việc nâng cao trình độ luyện tập và thành tích thể thao. Tăng nhanh quá trình hồi phục được thực hiện nhờ các phương pháp sau:

- Các phương pháp sư phạm để hồi phục.

- Các phương pháp hồi phục tâm lý.

- Các phương pháp y – sinh học để hồi phục.

Trong đó phương pháp y – sinh học là phương pháp cơ bản, đóng vai trò quan trọng và quyết định trong quá trình hồi phục sức khoẻ cho VĐV.

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)