Các quá trình sinh bệnh:

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 65 - 66)

Tất cả các bệnh lý trong quá trình phát bệnh đều chia làm 3 thời kỳ:

- Thời kỳ ủ bệnh.

- Thời kỳ tiền phát.

- Thời kỳ phát bệnh rõ. Đặc đim ca các thi kỳ:

2. 1. Thi k bnh(thời kỳ tiềm phục):

Tất cả các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể đến khi cơ thể xuất hiện phản ứng mà biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng thì gọi là thời kỳ ủ

bệnh. Thời kỳ này kéo dài hay ngắn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như tác nhân gây bệnh bên ngoài, tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khoẻ… Việc xác định thời kỳ ủ bệnh rất có ý nghĩa trong công tác phòng và điều trị.

2. 2. Thi k tim phát: Từ khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu lâm sàng đến khi xuất hiện rõ đặc điểm dấu hiệu lâm sàng của từng loại bệnh. Cụ thể khi xuất hiện rõ đặc điểm dấu hiệu lâm sàng của từng loại bệnh. Cụ thể

như mang bệnh viêm hô hấp, dấu hiệu lâm sàng ban đầu như: người mệt mỏi, cảm giác khó chịu, có triệu chứng sốt, nhức đầu, sổ mũi, ho, chán

ăn…

2. 3. Thi k phát bnh rõ: Thời kỳ phát bệnh có những dấu hiệu rõ ràng về lâm sàng từng bệnh. Căn cứ vào tính chất biểu hiện của bệnh ràng về lâm sàng từng bệnh. Căn cứ vào tính chất biểu hiện của bệnh

được chia làm các giai đoạn sau: Giai đoạn cấp tính, ác tính và mãn tính. Thời gian duy trì giai đoạn cấp tính thông thường kéo dài hai tới ba ngày, còn giai đoạn ác tính từ ba tới sáu tuần, giai đoạn mãn tính từ sáu tuần trở đi. Thời gian của các giai đoạn trên ngắn dài phụ thuộc nhiều yếu tố

như tính chất, cường độ tác nhân gây bệnh và thời gian những tác nhân này kích thích vào cơ thể ngắn, dài, sức đề kháng của cơ thể và đặc tính của hệ thống thần kinh.

Thời kỳ phát bệnh rõ này lại chuyển sang hai hướng :

+ Khỏi hoàn toàn (hồi phục hoàn toàn) hoặc hồi phục không hoàn toàn (có di chứng).

+ Tử vong: Nếu khả năng phản ứng của cơ thể suy giảm, năng lực của phản ứng mất đi, hoạt động của sinh mạng mất đi, bệnh nhân tử vong. Tử

vong được chia làm 2 dạng: Chết dần dần và chết đột tử.

- Dạng chết từ từ thường gặp ở những người cao tuổi do chức năng của cơ thể bị lão hoá và do một số bệnh tật dẫn đến.

- Dạng chết đột tử (chết đột ngột) thường do hoạt động của tuỷ sống hoặc tuần hoàn máu đột nhiên cản trở như: mất nhiều máu, tắc nghẽn mạch máu hoặc do tại tim…

Nguyên nhân gây bệnh thông thường được chia làm 2 loại:

- Nguyên nhân bên ngoài: Tất cả các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài tác động vào cơ thể mà khả năng cơ thể chưa thích ứng và đề

kháng không tốt sẽ gây nên bệnh.

- Nguyên nhân bên trong: Tất cả các tác nhân bên trong cơ thể phát sinh ra mà gây bệnh: như hoạt động tâm lý, rối loạn nội môi, di truyền tế bào…

Khi nghiên cứu về công tác phòng chữa bệnh không nên tách rời nguyên nhân gây bệnh, vì cơ thể là một thể hoàn chỉnh, tất cả mọi hoạt

động của cơ thể đều chịu sự chỉ đạo của hệ thống thần kinh trung ương. Sự điều tiết chỉ đạo này đều thông qua 2 con đường là phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện. Tất cả các tác nhân gây bệnh đều là những kích thích, kích thích vào cơ quan cảm thụ, cơ quan cảm thụ truyền về hệ thống thần kinh trung ương mà xuất hiện các phản ứng khác nhau. Tuỳ cường độ kích thích, tuỳ tổ chức của cơ thể khác nhau mà xuất hiện phản ứng khác nhau và mức độ rối loạn chức năng thực thể bị tổn thương cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)