Chế độ dùng thuốc và dược liệu:

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 84 - 85)

Trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao hiện đại, đặc biệt là thi

đấu với thời gian dài hoặc nhiều lần trong một ngày, thì sự tiêu hao năng lượng và các chất xúc tác sinh học của cơ thể VĐV là rất lớn, vì vậy nó gây

nhiều khó khăn cho việc lên thực đơn của VĐV. Hơn nữa nhiều chất sinh học và các nguyên tố vi lượng cần cho VĐV thì trong thực phẩm chứa hàm lượng rất nhỏ. Sự bù đắp những chất đó cần phải bổ sung bằng các loại thuốc và dược phẩm (không thuộc loại Doping) cho VĐV.

Các vitamin tham gia vào quá trình trao đổi chất, tổng hợp prôtit, CP, tăng hoạt tính của các men, kích thích quá trình oxy hóa, tăng sự bền vững của cơ thể tới sự giảm oxy…. Vì vậy, nó có vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục ở VĐV. Việc sử dụng các loại thuốc và vitamin nên thận trọng và đúng chỉđịnh tuỳ theo mức độ mệt mỏi và nhu cầu của từng VĐV phụ thuộc vào đặc điểm của từng giai đoạn huấn luyện và thi đấu cụ thể. Một số nhóm thuốc giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục như nhóm thuốc tăng tổng hợp prôtein, tăng sự chuyển hóa ở tế bào, đề phòng sự

căng thẳng quá mức…cụ thể: Kali ortat, Inozin, viên đạm…,các loại sâm, nhưng cũng có vai trò không nhỏ giúp quá trình hồi phục được nhanh chóng.

Thuốc làm tăng quá trình đồng hóa, làm tăng sự bền vững của cơ

thểđối với sự giảm oxy như: Panangin, Canxi glyxerophosphat…

Qua thực tiễn công tác chăm sóc các VĐV quốc gia của các đội tuyển Việt Nam. Tại trung tâm y học thể thao của Viện khoa học TDTT đã sử

dụng một số thuốc và có hiệu quảđáng tin cậy như: Nhân sâm Triều Tiên, Pharmaton (Pháp), Stimol (Pháp), ATP (Nhật), Moriamin (Nhật), Resourse (Mỹ)…, và hiện nay Viện Khoa học TDTT đang kết hợp viện công nghệ sinh học nghiên cứu và sản xuất loại thuốc hồi phục sức khoẻ cho VĐV với nguồn gốc có sẵn ở trong nước như Hải Sâm, Rắn biển, Tam thất…

Việc sử dụng thuốc giúp cho quá trình hồi phục của VĐV phải được có sự chỉ định của bác sĩ thể thao. Liều lượng, cách dùng, sự kết hợp một số loại thuốc với nhau xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của quá trình huấn luyện thể thao, phụ thuộc vào đặc điểm của môn thể thao, cường độ, khối lượng, giới tính, lứa tuổi và đặc tính cá thể của VĐV.

Một phần của tài liệu Y học thể dục thể thao (Trang 84 - 85)